khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Vì sao cần tầm soát ung thư

Ai cũng biết ung thư là căn bệnh hiểm nghèo , mắc ung thư coi như nhận án tử treo lơ lửng. Chỉ có những người may mắn phát hiện ung thư sớm do đi khám bệnh là cơ hội kéo dài sự sống cao, có những loại còn chữa khỏi như ung thư vú, ung thư trực tràng...
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 110.000 trường hợp mắc ung thư mới và hơn 73% trong số đó tử vong. Với con số này, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do ung thư cao nhất trên thế giới.
Vì sao cần tầm soát ung thư?
kho-tho
Bệnh ung thư thường không gây ra triệu chứng sớm, khi người bệnh nhận thấy bất thường thì ung thư đã lan rộng.
  • Môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm, khói bụi
  • Thực phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại, tồn dư thuốc trừ sâu, vv…
  • Thói quen sống của con người ngày càng kém lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu nhiều, ít vận động, quan hệ tình dục không bảo vệ, chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Ung thư thường không gây ra triệu chứng ở giai đoạn sớm. Do vậy, nếu đợi khi có triệu chứng mới đi khám, thường là khi bệnh đã lan rộng, và cơ hội sống đã giảm nhiều lần.
=>>Tầm soát ung thư là cách duy nhất giúp phát hiện ung thư sớm, tăng cơ hội sống và điều trị thành công, trước khi bệnh gây ra triệu chứng. Đối với một số bệnh ung thư, tầm soát ung thư còn giúp phát hiện tổn thương, tiền ung thư và điều trị ngăn ngừa ung thư phát triển, chẳng hạn ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, vv…

Phát hiện sớm ung thư có vai trò vô cùng quan trọng, giúp:
  • Điều trị dễ dàng, đối với giai đoạn sớm, phương pháp điều trị chính là phẫu thuật loại bỏ khối u, có thể không cần hỗ trợ thêm hóa trị hay xạ trị.
  • Ít biến chứng. Càng phát hiện sớm, việc điều trị càng ít hơn, ít gây biến chứng về sau, ít ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan, và đối với nhiều người còn có thể bảo toàn khả năng sinh sản, ít ảnh hưởng đến sức khỏe và diện mạo.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư
co-nen-tam-soat-ung-thu-toan-than1Khám lâm sàng và hỏi bệnh sử: 
Bác sĩ sẽ kiểm tra về các dấu hiệu chung về sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như khối u hoặc dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, tiền sử bệnh gia đình hoặc cá nhân, các phương pháp điều trị đã từng thực hiện cũng là những yếu tố cần xem xét trước khi tầm soát ung thư.
Dưới đây là những xét nghiệm thường dùng trong tầm soát ung thư:
Xét nghiệm: bao gồm các xét nghiệm mẫu mô, máu, nước tiểu, hoặc các chất khác trong cơ thể.
Chẩn đoán hình ảnh: Các chẩn đoán hình ảnh giúp hiển thị hình ảnh của các khu vực bên trong cơ thể. Các chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng trong chẩn đoán ung thư là nội soi, siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, chụp PET, vv…
Xét nghiệm di truyền: Các xét nghiệm nhằm tìm kiếm một số gen đột biến (thay đổi gen) có liên quan tới một số bệnh ung thư.
Vì vậy có thể nói Tầm soát ung thư là một cách để bảo vệ sức khỏe và sự sống của mình