khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Nhưng triệu chứng của ung thư đại trực tràng

Thời gian gần đây nhiều người trẻ tử vong vì ung thư trực tràng. Điều này khiến cho người trẻ lo lắng vì độ tuổi ung thư trực tràng trẻ hoá. Đặc biệt xuất hiện ở nam giới hơn nữ giới tỉ lệ này cao hơn hẳn.

Chính vì thế nên rất nhiều nam giới đã chủ động đi tầm soát ung thư trực tràng dù chưa tới tuổi 40.Đó là một quyết định sáng suốt phát hiện sớm cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn  rất cao. Nếu bạn chưa đi tầm soát ung thư mà thấy một vài triệu chứng dưới đây ngay lập tức phải đi khám bệnh ngay , vì có thể bạn đã bị mắc ung thư đại trực tràng:



  • Thay đổi trong các hoạt động ruột (tiêu chảy hoặc táo bón)
  • Cảm thấy rằng ruột không trống rỗng hoàn toàn
  • Thấy máu (hoặc màu đỏ tươi hoặc rất sẫm) trong phân.
  • Thấy phân hơn so với bình thường
  • Thường xuyên thấy đau hoặc co thắt ruột do đầy hơi, hoặc cảm giác đầy bụng hoặc chướng bụng
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc
  • Thấy buồn nôn hoặc nôn
Khi có các triệu chứng trên, bạn nên tìm đến các bệnh viện chuyên khoa để được khám và chẩn đoán. Trước tiên, bạn có thể được nội soi đại trực tràng, nếu phát hiện những bất thường như polip, hay tổ chức ung thư thì bác sỹ sẽ thực hiện sinh thiết (lấy mẫu tế bào kiểm tra xem có phải ung thư hay không) và một số thủ thuật khác được thực hiện nếu chẩn đoán ung thư đó là xem xét giai đoạn ung thư và xem ung thư đã di căn hay chưa.



Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề tầm soát ung thư

Ai cũng biết rằng bệnh ung thư  rất hiểm thể hiện triệu chứng ở những giai đoạn đầu, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở những giai đoạn nặng cơ hội chữa khỏi bệnh đã không còn nữa. Cơ hội chỉ dành cho những người may phát hiện ra ung thư ở giai đoạn sớm Chính vì thế chủ động đi khám tìm kiếm ung thư sớm nếu có chính là việc làm có tên gọi chuyên môn là tầm soát ung thư.
Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc xung quanh vấn đề tầm soát ung thư được Ths- BS Nguyễn Minh Hương- Khoa ung bướu bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc giải đáp.

Bao nhiêu tuổi thì nên tầm soát ung thư vú, có thai có nên khám không? Với gói tầm soát ung thư vú, Bao lâu nên đi khám lại?
Tự khám vú tại nhà là 1 trong những cách hiệu quả giúp phát hiện khối u ở vú, được khuyến khích cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ trên 40 cần thực hiện tầm soát ung thư vú với các xét nghiệm chuyên sâu như siêu âm vú, chụp X-quang tuyến vú, vv… nhằm phát hiện sớm các bất thường, khối u ở vú. Nếu không phát hiện bất thường, người bệnh nên thực hiện 1 năm/ lần. Phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào mà đang gặp các triệu chứng bất thường như nổi u cục, da mẩn đỏ, ngực sưng to, vv… nên đi khám ngay. Có nhiều trường hợp, chưa đến 1 năm nên không đi khám mặc dù đang có triệu chứng bất thường, như vậy là sai lầm.
Phụ nữ có thai không được khuyến khích tầm soát ung thư vú, nhưng như đã nói ở trên, bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường thì phải đi khám ngay. Có rất nhiều trường hợp ung thư vú xảy ra ở người mang thai, cho con bú. Những bệnh nhân này thường đi khám khi phát hiện cục u ở vú, nhưng nếu không khám ở các bệnh viện chuyên về ung thư, thì các bác sĩ có thể cho rằng do tắc tia sữa (ở những mẹ đang cho con bú) hoặc do tuyến vú đang phát triển (trong quá trình mang thai) nên không chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu, vì vậy sẽ bỏ qua ung thư.
Tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào cần thực hiện? Có nơi nói từ 21, có nơi nói sau quan hệ tình dục, có nơi nói 30 tuổi? Bác sĩ có thể tư vấn?
Tỷ lệ nhiễm HPV – nguyên nhân chính dẫn tới ung thư cổ tử cung rất cao ở những người đã quan hệ, còn người chưa quan hệ tình dục rất hiếm mắc bệnh. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích những người đã, từng quan hệ tình dục – cho tới 65 tuổi nên tầm soát ung thư cổ tử cung. Những phụ nữ còn trinh tiết không cần khám tầm soát. Những người đã tiêm phòng HPV vẫn cần tầm soát bệnh.
Tầm soát ung thư phổi nếu tầm soát và phát hiện bệnh có chữa trị được ko? Sau chữa trị, người bệnh sống tối đa là bao nhiêu năm?
Nếu phát hiện sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn và cơ hội sống cao hơn. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn 1 là trên 50%. Phát hiện muộn ở giai đoạn cuối chỉ sống được 4-6 tháng, nếu có điều trị là 1-2 năm.
Cháu 25 tuổi, bị bệnh dạ dày cách đây hơn 10 năm và mới đây có phát hiện dương tính với vi khuẩn HP, mà cháu thấy HP là nguyên nhân gây viêm loét và ung thư dạ dày. Vậy xin bs cho biết giờ cháu cần tầm soát ung thư dạ dày chưa?

Khuyến cáo trên 40 tuổi cần tầm soát ung thư.
Trường hợp của bạn nên tầm soát ung thư dạ dày. Những người bị viêm loét nên làm sinh thiết vết loét xem có tế bào ung thư hay không. Có 1 trường hợp khám tại khoa Ung bướu khi có dấu hiệu đau bụng 1 cơn, người bệnh cảm thấy bất thường. Sau khi nội soi dạ dày thì phát hiện vết loét 1,5cm. Bình thường, các bác sĩ sẽ bỏ qua, tuy nhiên chúng tôi nghi ngờ ung thư vì người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP, nên yêu cầu sinh thiết, và kết quả là ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Sau khi làm phẫu thuật, người bệnh không cần điều trị gì thêm vì rất may mắn phát hiện ở giai đoạn đầu.
Trước khi tầm soát ung thư có phải chuẩn bị gì không?

Nên đi khám tầm soát ung thư vú sau khi sạch kinh khoảng 5 ngày, vì đó là thời điểm vú mềm nhất.
Tùy từng loại ung thư. Ví dụ đối với các loại ung thư phụ khoa như cổ tử cung thì nên khám sau khi sạch kinh khoảng 5 ngày. Đối với ung thư vú cũng vậy, không nên đi khám khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt vì khi đó vú có thể căng cứng, dẫn tới kết quả không chính xác. Thời điểm tốt nhất để tầm soát ung thư vú là sau sạch kinh 5 ngày – vú ở trạng thái mềm nhất.
Đối với ung thư dạ dày, đại tràng có thể cần thụt tháo, nhịn ăn. Tốt nhất người bệnh nên gọi điện trước để được tư vấn.
Đối với nói chung các gói tầm soát ung thư tại Thu Cúc, người bệnh cần nhịn ăn trước khi khám khoảng vài tiếng để có thể làm các xét nghiệm máu cơ bản, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe.
Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài có gây ung thư vòm họng không? Trường hợp này nên tầm soát bệnh nào?
Trào ngược dạ dày chắc chắn sẽ gây viêm họng, còn ung thư vòm họng thì không chắc chắn. Trường hợp này nên tầm soát ung thư vòm họng, dạ dày – thực quản.
80 tuổi mới phát hiện ra ung thư liệu có chữa kịp không? Hoặc có nên tác động ngoại khoa?
Vẫn có thể nếu sức khỏe tốt. Thường là không điều trị, hoặc chăm sóc giảm nhẹ.
Hiện nay có nhiều gói tầm soát ung thư. Vậy bác sĩ Hương có thể tư vấn, với tình trạng nào thì chọn gói tầm soát ung thư nào không? 
Nói chung, độ tuổi khuyến khích nên tầm soát ung thư là từ trên 40. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ mắc ung thư ngày càng trẻ hóa, do vậy dưới 40 tuổi vẫn nên tầm soát ung thư, đặc biệt là: gia đình có người mắc ung thư, từng xạ trị vào ngực, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, bị viêm gan B, C, bị hội chứng đa polyp tuyến, vv… Ai có nguy cơ cao đối với bệnh nào thì nên tầm soát bệnh đó. Người từ 25-40 tuổi có thể tầm soát những bệnh ung thư thường gặp nhất.
Khi khám tầm soát ung thư, bác sĩ sẽ hỏi thăm bệnh sử, thăm khám lâm sàng, vv… từ đó sẽ tư vấn cho bạn nên tầm soát bệnh ung thư nào là hợp lý. Trước tiên đi khám sẽ hỏi có hay khám sk ko, có bệnh gì bất thường không, gia đình có ai mắc ung thư hay bệnh đặc biệt nào không?, vv… sau đó sẽ khuyên làm gói nào là hợp lý.
Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng rất nhiều gói tầm soát ung thư, phù hợp cho nam, nữ, với nhiều độ tuổi và nguy cơ khác nhau. Để biết thêm thông tin về các gói khám, xem thêm TẠI ĐÂY