khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Ung thư đại tràng di căn có chữa được không

Bệnh ung thư đại tràng căn bệnh đứng thứ 3 gây tử vong trong các bệnh ung thư ở Việt Nam. Chính vì thế bất cứ ai có người nhà hoặc người quen bị ung thư đại tràng đặc biệt đã di căn đều có chung một nỗi lo, ung thư đại tràng di căn có chữa được không?


Bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn IV có thể được chia thành hai nhóm:
–       Bệnh nhân có ung thư di căn lan rộng.
–       Bệnh nhân có ung thư di căn đến một vị trí duy nhất.
Khi ung thư di căn tới một cơ quan duy nhất (như gan), và ung thư chỉ giới hạn trong một khu vực nhất định, bệnh nhân cần được điều trị tập trung tại duy nhất vị trí đó.
Tuy nhiên, đa số bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn IV có ung thư lan rộng khắp các vị trí trên cơ thể. Trong trường hợp này, cơ hội chữa bệnh và tỷ lệ sống rất kém khả quan. Tuy nhiên, sự kết hợp mới của các loại thuốc hóa trị liệu và bổ sung các phương pháp điều trị nhắm mục tiêu đã cải thiện kết quả đáng kể.

Như vậy với ung thư đại tràng di căn gia đình  và bản thân người bệnh cũng nên xác định tư tưởng rõ ràng. Nên làm những việc cần phải làm, nên chuẩn bị tinh thần cho một cuộc ra đi rất dài. Tuy nhiên thời gian để cho người bệnh làm những việc cần làm không phải ai cũng giống nhau mà tuỳ theo khả năng thích ứng điều trị, tuỳ theo việc điều trị có tích cực hay không.

Cần tư vấn về điều trị ung thư, các Vấn đề Liên quan tới ung thư mời bạn liên hệ Khoa ung bướu Bệnh viện Quốc Tế Thu Cúc.

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Tuổi nào dễ mắc ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư rất phổ biến. Đặc biệt thường gặp hơn ở lứa tuổi trung niêm. Mặc dù  thế nhưng cũng vẫn có không ít những trường hợp bị ung thư đại tràng khi chưa bước vào tuổi thường gặp.

Không chỉ phổ biến ở các nước phương tây mà tại Việt Nam nó đứng thứ 3 trong các loại ung thư. Mặc dù bệnh có tiên lượng tốt nhưng không ít người đã mất mạng về nó do phát hiện muộn. Vì thế để tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh chúng ta nên tập chung tầm soát ung thư sớm. Ngoài ra các yếu tố nguy cơ cao dẫn tới ung thư cần được quan tâm:

Ngoài tuổi tác, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng có thể là:
Polyp đại tràng: những người có polyp đại tràng, nếu không chữa trị kịp thời, thì các polyp đó có nguy cơ rất cao phát triển thành ung thư ruột già.
Viêm đại tràng: viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn trong nhiều năm làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
Chế độ ăn uống:


Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư ruột già.
Ruột già ở đoạn cuối của hệ tiêu hóa, vì thế chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư ruột già. Theo những nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, một chế độ ăn càng nhiều chất đạm từ thịt, mỡ động vật, ăn nhiều các đồ ăn được chế biến như nướng, rán, hun khói, thức ăn với nhiều chất cholesterol trong khi họ lại không ăn chất xơ, rau hoặc trái cây, hoặc quá béo…. trong nhiều năm, có nguy cơ cao mắc ung thư ruột già.
Tiền sử cá nhân: tiền sử từng ung thư đại trực tràng hoặc bệnh nhân đã bị ung thư các cơ quan khác như ung thư vú, cổ tử cung, nội mạc tử cung, đường tiết niệu đều có khả năng tăng nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng.

Đừng phòng ung thư bằng việc để ý dấu hiệu của bệnh. Hãy chủ động khám sức khoẻ định kỳ, khám tầm soát ung thư  để  hạn chế tối đa nhưng biến chứng xấu của bệnh mà rất có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh.

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Phòng ung thư đại tràng bằng cách nào

Ung thư đại tràng phổ biến ở độ tuổi từ 40 trở lên. Tuy nhiên hiện nay độ tuổi ung thư đại tràng đang trẻ hoá độ tuổi.

Ung thư đại tràng tuy có tiên lượng tốt nhưng chỉ dành cho các giai đoạn đầu. Chính vì thế dựa vào dấu hiệu ung thư đại tràng để đi khám bệnh khi có bất thường sẽ bị muộn hạn chế cơ hội chữa khỏi bệnh, bởi vì ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng thường ít có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Chủ động khám tầm soát ung thư sớm là cách tốt nhất giúp phát hiện sớm bệnh nếu có tăng tối đa cơ hội chữa khỏi bệnh.

Ngoài việc khám phát hiện sớm bệnh thì  phòng bệnh luôn được đặt lên hàng đầu. Hãy thực hiện các công việc sau để phòng bệnh ung thư đại tràng.

 Ăn một chế độ ăn uống cân bằng


Để hạn chế rủi ro phát triển ung thư đại tràng, nên ăn nhiều trái cây và rau quả, tránh ăn thịt đỏ và đồ chế biến sẵn.
Chế độ ăn uống giàu chất béo và cholesterol (từ động vật) có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Để hạn chế rủi ro phát triển ung thư đại tràng, nên ăn nhiều trái cây và rau quả, tránh ăn thịt đỏ và đồ chế biến sẵn.
4. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh
Nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và một số bệnh ung thư khác. Do đó cần ăn uống khoa học kết hợp với luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để kiểm soát cân nặng, phòng chống ung thư đại tràng.
5. Thường xuyên hoạt động thể chất


Nghiên cứu chỉ đã ra rằng tập thể dục giúp làm giảm 40% nguy cơ ung thư đại tràng.
Nghiên cứu chỉ đã ra rằng tập thể dục giúp làm giảm 40% nguy cơ ung thư đại tràng. Tập thể dục cũng làm giảm béo phì và tiểu đường – 2 yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng.
6. Hiểu rõ về tiền sử mắc bệnh của gia đình
Nếu trong gia đình có người mắc ung thư đại tràng, thì những người có quan hệ huyết thống gần nhất sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Do đó với những đối tượng có tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng, cần tầm soát ung thư đại tràng định kỳ hàng năm và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có các biện pháp hạn chế nguy cơ phát triển bệnh.


Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Thao tác nào quan trọng trong tầm soát ung thư phổi

Như chúng ta đã từng thấy truyền thông nói nhiều về ung thư phổi. Bản thân chúng ta cũng từng nghe nhiều đến ai đó mắc ung thư phổi đôi khi là chính người thân trong gia đình. Ung thư phổi là căn bệnh ung thư nguy hiểm và gây chết người nhiều nhất trong các loại ung thư.

Mọi người thường phòng bệnh bằng cách tìm hiểu triệu chứng ung thư phổi giai đoạn sớm. Nhưng việc tìm kiếm dấu hiệu này chưa phải là cách khôn ngoan để phòng và phát hiện sớm ung thư phổi vì giai đoạn sớm ung thư phổi có rất ít triệu chứng đôi khi còn không có bất cứ dấu hiệu nào.

Tầm soát ung thư là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh nếu có, tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh.

Trong tầm soát ung thư phổi ngoài xét nghiệm máu, khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa thì chụp X quang phổi là thao tác không thể thiếu để giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác .

Giá chụp X quang ngực thẳng ở Thu Cúc có giá là 120.000đ. Tuy nhiên, trường hợp của bạn trên 50 tuổi, đã hút thuốc lá trong nhiều năm thì các bác sĩ thường khuyên nên chụp cắt lớp vi tính phổi (CT), bởi phương pháp này giúp quan sát phổi chi tiết hơn, có khả năng phát hiện khối u rất nhỏ mà X quang không thấy. CT cũng có thể cho thấy kích thước, hình dạng, vị trí của khối u, hoặc các hạch to nghi ngờ ung thư đã lan rộng từ phổi.

Chụp CT phổi được khuyến khích cho nam giới có hút thuốc trong thời gian dài, và đặc biệt từ 40 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, chi phí chụp CT cũng cao hơn, giá chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang (64 – 128 dãy) có giá là 2,500,000đ.

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Bệnh ung thư đại tràng có lây không

Khi có người thân trong gia đinh không may bị ung thư sẽ khiến cho cả gia đình hoang mang lo lắng. Ngoài việc lo cho sức khoẻ và tính mạng của người bệnh thì cũng xuất phát một sự lo lắng khác đó là ung thư liệu có lây nhiễm không? Cụ thể trong bài này sẽ giải đáp ung thư đại tràng có lây nhiễm không?

Nhiều người thì lo lắng đi tìm hiểu dấu hiệu ung thư đại tràng  vì họ nghĩ rằng bệnh có di truyền nên cần phải có sự chuẩn bị kiến thức trước điều này hoàn toàn đúng đắn. Nhưng có không ít người không hẳn là con ruột  hay vợ chồng thì lại e ngại liệu chăm sóc tiếp xúc ăn uống cùng với người bị ung thư đại tràng  có lây không?

Trước hết, bạn không nên lo lắng quá. Ung thư được xếp vào nhóm bệnh không lây nhiễm và vì thế, không lây lan qua đường tiếp xúc bên ngoài. Ung thư đại tràng cũng vậy bạn nhé. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên còn lại. Do vậy, bạn và các thành viên trong gia đình cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và sớm có những biện pháp phòng ngừa bệnh.

Khám tầm soát ung thư đại tràng giúp phát hiện sớm bệnh từ khi chưa có triệu chứng.
Cụ thể, để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, cần lưu ý:
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động, chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại rau và trái cây, ngũ cốc, tránh thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, thịt chế biến sẵn.
  • Tập thể dục hàng ngày giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật trong đó có ung thư đại tràng.
  • Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào khác thường như thấy máu trong phân, hoặc sự thay đổi về hình dạng, màu sắc bất thường của phân, thay đổi thói quen đại tiện, vv… hãy đi khám sớm vì đó có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng.
  • Tầm soát ung thư đại trực tràng: tầm soát bệnh định kỳ bằng phương pháp nội soi có thể phát hiện tăng trưởng gọi là polyp và loại bỏ hoàn toàn trước khi chúng có cơ hội trở thành ung thư. Các xét nghiệm khác như xét nghiệm tìm máu trong phân, chất chỉ điểm ung thư, vv… cũng có thể giúp phát hiện bệnh sớm và tăng cơ hội điều trị thành công.
Đối tượng được khuyến khích tầm soát ung thư đại trực tràng bao gồm: những người từ 40 tuổi trở lên; dưới 40 tuổi nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư đại tràng, có hội chứng đa polyp tuyến, bệnh Crohn; những người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư đại tràng…