khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

tổng quan về ung thư phổi di căn xương

Mấy ngày qua khi thông tin diễn viên trẻ Mai Phương  mắc ung thư phổi di căn xương đã khiến cho khán giả vô cùng thương cảm. Đồng thời từ đó cũng dấy lên nghi ngại về căn bệnh ung thư nguy hiểm này. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh cũng như xem cơ hội nào cho diễn viên trẻ, một bà mẹ đơn thân đầy nghị lực này.

Ung thư phổi di căn xương là gì?

Ung thư phổi đã lan ra khỏi phổi và đã di căn tới bộ phận khác của cơ thể , cụ thể trong trường hợp này là xương.
Một số dấu hiệu ung thư phổi di căn xương:
Đau nhức xương, đặc biệt đau nhiều về đêm và dễ dàng cảm nhận đau khi nằm nghỉ ngơi.
– Xương giòn và dễ gãy hơn do các tế bào ung thư làm tổn thương và tiêu xương.
– Người bệnh thường bị đau nhức cột sống, do các tế bào ung thư chèn ép lên các dây thần kinh ở cột sống và chèn ép cột sống.

– Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt, buồn nôn, táo bón thậm chí là có thể bị lú lẫn.
– Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.
– Xuất hiện hạch sưng to ở khu vực cổ, bẹn, nách… khi sờ vào thấy hạch cứng, không đau.
– Bị sốt (có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao), dễ bị nhiễm trùng, xuất huyết do tủy bị tổn thương nghiêm trọng khiến lượng tiểu cầu giảm đi rõ rệt.
Bệnh viện ung thư phổi thường không có dấu hiệu ở giai đoạn sớm, tới khi có những biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. qua Trường hợp diễn viên Mai Phương mọi người đã thấy, khi thấy ho nhiều người mệt mỏi, diễn viên đi khám đã ở giai đoạn muộn di căn.

Ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu? Cơ hội nào cho diễn Viên Mai Ohuowng
 nếu diễn viên Mai Phương có hiện tượng “mục xương” tức di căn xương. Biểu hiện này cho thấy bệnh ở giai đoạn 4. Ung thư phổi thường di căn tới 3 bộ phận, 2/3 nặng nề bao gồm não, gan và sau cùng là xương.
Bệnh nhân di căn xương, nếu thuộc thể biểu mô tuyến, có đột biến gen dương tính. Đây là cơ hội tốt để điều trị đích. Bệnh nhân được kết hợp hóa chất, sau đó là điều trị đích và chống di căn xương, tổn thương xương.
Trong di căn xương, rất nhiều bệnh nhân vô tình gãy xương hoặc mắc các bệnh xương bệnh lý mới đi khám và phát hiện ung thư phổi. Bệnh nhân thường gãy xương đặc, xương cột sống, xương sườn, chậu,… Ngoài việc tổn thương di căn, chúng còn ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân di căn xương trên nền u phổi và viêm phổi, tràn dịch màng phổi, việc điều trị rất khó khăn.
Nói chung tiên lượng cho diễn viên Mai phương kém điều trị kéo dài thời gian sống. Thật buồn cho kiếp hồng nhan bạc mệt.



Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Bệnh ung thư tuyến giáp có tái phát không?

Bệnh ung thư tuyến giáp  được cho là tiên lượng tốt có nhiều người điều trị khỏi bệnh và sống nhiều năm về sau một cách khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi mắc ung thư là một căn bệnh hiểm nghèo mặc dù đã điều trị khỏi và sống mạnh khỏe nhưng nỗi lo bệnh tái phát vẫn luôn thường trực.


Vậy ung thư tuyến giáp có tái phát sau khi điều trị không?

Với bất cứ loại ung thư nào cũng có nguy cơ tái phát điều đó cho thấy không loại trừ ung thư tuyến giáp. Bệnh ung thư tuyến giáp cũng có khả năng tái phát nhưng tỉ lệ ít hơn cho những giai đoạn sớm ung thư chưa sâm lẫn rộng, biểu mô tại chỗ.

Lý do tái phát vì cho dù kỹ thuật mô giỏi mổ nhưng vẫn có thể để sót tế bào ung thư khi ung thư lan vào mạch máu, lan vào đường thở, hoặc tế bào nhỏ lan sang vùng lân cận. Thông thường sau phẫu thuật sẽ có chỉ định thêm xạ trị i ot 131 hoặc xạ trị, hóa trị đi kèm. Nhưng việc tái phát hoàn toàn vẫn có thể sảy ra.

Có thể bạn quan tâm: ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu


Ung thư tuyến giáp tái cũng gây ra những triệu chứng tương tự như ung thư tuyến giáp nguyên phát.

Người bệnh có thể cảm thấy :
  • Đau vùng cổ mơ hồ, cảm giác đau xuất hiện bất chợt
  • Có khối u hạch nhỏ nổi ở cổ, sau tai: đây là triệu chứng có thể xuất hiện sớm ngay ở những giai đoạn đầu của bệnh. Hạch thường nhỏ, có di động, dễ nhận biết khi ăn và nuốt
Để hạn chế ung thư tuyến giáp tái phát cần làm gì?

Để ngăn ngừa ung thư tuyến giáp tái phát, việc đầu tiên cần làm là trong quá trình điều trị, các bác sĩ cần loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, các tế bào bị tác động và các hạch bạch huyết. Đặc biệt, với bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa di căn hạch, cần phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ và vét hạch cổ. Sau phẫu thuật, việc điều trị bằng iod 131 là yêu cầu cần thiết và hết sức quan trọng nhằm giảm nguy cơ tái phát tại chỗ.
Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh nên đi tái khám bệnh 3-6 tháng 1 lần tại các cơ sở chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được chỉ định Xquang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hormon tuyến giáp để có thể theo dõi được diễn tiến của bệnh và điều trị kịp thời.
Mặc dù ung thư tuyến giáp có tiên lượng điều trị khỏi cao nhưng nếu phát hiện muộn thì việc điều trị cũng khó khăn và cơ hội khỏi bệnh cũng vô cùng nhỏ.
Để tăng cơ hội chữa khỏi bệnh hãy chủ động thăm khám tầm soát ung thư ngay khi cơ thể chưa có triệu chứng gì bất thường.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Đau dạ dày và đau do ung thư dạ dày khác nhau thế nào

Đa số bệnh  nhân tới viện khám và bị kết luận ung thư dạ dày cũng vô cùng choáng váng bởi nhiều người trong số đó từng nghĩ mình đang đau dạ dày.

Sự nhầm lẫn tai hại này đã khiến cho nhiều người hối tiếc bởi khi triệu chứng ung thư dạ dày quá rõ ràng thì cơ hội chữa khỏi bệnh không còn. Làm sao để phân biệt được đau do ung thư dạ dày và đau dạ dày thông thường? Mặc dù khi có triệu chứng đau cũng đã muộn để cứu tính mạng người bệnh nhưng thời gian sống sẽ kéo dài hơn nhiều.


Triệu chứng chung của viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày là đau bụng nhưng khác nhau cơ bản về cơn đau:
- Viêm loét dạ dày: đau bụng ở người bị viêm loét dạ dày thường là đau có quy luật. Cơn đau bắt đầu sau khi ăn khoảng nửa tiếng đến hai tiếng do ăn quá nhiều chất, cơn đau kéo dài đến trước bữa ăn tiếp theo thì biến mất.
- Đau do ung thư( khối u): Cơn đau không có quy luật, có thể đau bất kể lúc nào.Cơn đau sẽ dầy hơn theo kích thước lớn dần của khối u.
Ngoài ra đau do ung thư còn kèm theo một số triệu chứng khác:
- Chán ăn, mệt mỏi: người bệnh chán ăn và thấy mệt mỏi vì chức năng co bóp của dạ dày kém đi ,thức ăn chậm tiêu dẫn tới nhanh no, đầy bụng.
Cảm giác buồn nôn, và nôn: Cả hai trường hợp đều dẫn tới cảm giác buồn nôn và nôn, nhưng cảm giác ở người viêm loét dạ dày sẽ giảm dần và mất đi sau khi nôn được, hoặc sau khi thức ăn đã được tiêu hóa bớt, còn cảm giác buồn nôn và nôn không giảm đối với người ung thư dạ dày.
Cách tốt nhất giúp tăng cơ hội điều trị khỏi ung thư dạ dày là chủ động : tầm soát ung thư dạ dày ngay khi cơ thể chưa có vấn đề nào bất thường.