khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Nhận biết triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn sớm

Bệnh ung thư thực quản là bệnh khó điều trị. Đặc biệt ở giai đoạn muộn tỉ lệ chữa khỏi vô cùng nhỏ. Theo các chuyên gia ung bướu việc chữa khỏi ung thư thực quản hay không phụ thuộc rất lớn vào việc phát hiện sớm ung thư thực quản.

Bệnh ung thư thực quản giai đoạn đầu triệu chứng có thể không có , nhưng cũng có thể có những dấu hiệu mờ nhạt , thật sự quan tâm tới sức khỏe của mình người bệnh mới có thể cảm nhận được. Triệu chứng trên thực tế chỉ rõ ràng hơn khi ung thư đã lan tỏa rộng.



Dưới đây là một số dấu hiệu ung thư thực quản có thể xuất hiện ở giai đoạn sớm:

  • Nuốt đau, nuốt khó
  • Gầy sút cân nhiều
  • Đau họng hoặc lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai.
  • Rát họng hoặc ho kéo dài
  • Nôn
  • Ho ra máu
Các triệu chứng này có thể do ung thư thực quản gây ra hoặc do bệnh lý khác. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu chỉ dựa vào dấu hiệu ung thư thực quản giai đoạn sớm để đi khám người bệnh có thể sẽ vô cùng hối hận vì khi có dấu hiệu khám đa số trường hợp đã ở giai đoạn tiến triển.
Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh?
Nhằm phát hiện sớm bệnh tăng cơ hội chữa khỏi bác sĩ khuyến cáo nên chủ động khám tầm soát ung thư thực quản sớm ngay khi cơ thể không có dấu hiệu bất thường đặc biệt với những người có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao.


Bệnh ung thư phổi có di truyền không

Bệnh ung thư phổi là bệnh khó điều trị , cộng thêm việc phát hiện muộn dẫn đến tỉ lệ tử vong rất cao. Thời gian sống sau khi phát hiện ra bệnh cũng ngắn.

Bên cạnh nỗi lo về tính mạng người bệnh và chăm sóc nỗ lực trợ giúp người bệnh giúp họ có được điều kiện tốt nhất để chữa bệnh thì cũng không ít người lo lắng và tự hỏi bệnh ung thư phổi có di truyền không?

Theo các thống kê của y học thế giới Ung thư phổi không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, những người có người thân trong gia đình như bố/ mẹ, anh/ chị, em mắc ung thư phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường, đặc biệt là khi phát hiện bệnh ở độ tuổi còn trẻ.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, những người có bố mẹ mắc ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp khoảng 2,7 lần so với những người bình thường. Nguy cơ này cũng tăng gấp hai lần ở những người có anh chị em mắc bệnh.
Như vậy với những người có tiền sử gia đình như trên nên  được đặt vào đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.
Đối với những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao như trên làm thế nào để phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh nếu có?
Theo các chuyên gia ung bướu, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh và tử vong vì bệnh những người thuộc nhóm có nguy cơ cao nên chủ động khám tầm soát ung thư phổi định kỳ 1 năm  một lần  ngay khi cơ thể đang khỏe mạnh không có biểu hiện bất thường nào.
Ngoài ra tăng cường thực hiện những biện pháp phòng bệnh ung thư phổi bằng lối sống lành mạnh: Không hút thuốc,tăng cường hoạt động thể dục thể thao, khi làm việc tiếp xúc với môi trường độc hại cần có những biện pháp bảo vệ sức khỏe.l

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi là bệnh khó chữa do đa số phát hiện muộn nên gây ra tử vong rất cao. Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi là điều mà bất cứ ai cũng muốn biết.

Tiên lượng sống của mỗi loại ung thư phổi và từng giai đoạn bệnh hoàn toàn khác nhau.

Ung thư phổi được chia thành hai loại : ung thư phổi tế bảo nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ

+ Ung thư phổi tế bào nhỏ: Đây là loại ít phổ biến nhưng nguy hiểm hơn cơ hội sống ít, khó điều trị.
  • Khoảng 31% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn 1 sống được trên 5 năm.
  • Khoảng 19% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn 2 sống được trên 5 năm.
  • 8% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn 3 sống được trên 5 năm
  • 2% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn di căn sống được trên 5 năm

+ Ung thư phổi tế bảo không nhỏ: 
  • Tiên lượng sống 5 năm cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IA là 49%, giai đoạn IB là 45%.
  • Giai đoạn II, tỷ lệ sống cho bệnh nhân khoảng 30 – 31%
  • Bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIA có khoảng 14% cơ hội sống, giai đoạn IIIB chỉ còn 5%.
  • Giai đoạn các tế bào ung thư lan rộng đến các bộ phận ở xa rất khó điều trị. Cơ hội sống cho bệnh nhân giai đoạn di căn này chỉ khoảng 1%.
Với ung thư phổi  khi có triệu chứng là bệnh đã ờ giai đoạn tiến triển điều đó giải thích vì sao đa số người bệnh ở Việt Nam sau khi phát hiện ra bệnh đều tử vong sau đó không lâu.