khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Nguyên nhân nào gây nên bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh rất phổ biến ở nước ta và các nước khu vực đông nam á. Có lẽ vì ung thư dạ dày liên quan nhiều hơn đến phong tục tập quán sinh hoạt, thức ăn hàng ngày...

Ở Việt Nam chúng ta sẽ rất dễ gặp kiểu như: Tôi bị đau dạ dày nên no cũng đau đói cũng đau khổ lắm... nhưng trong số họ nhiều người chưa từng đi kiểm tra cụ thể về bệnh tình của mình mà chỉ lan truyền nhau kinh nghiệm dân gian nhận biết. Họ không ngờ đến ung thư dạ dày, căn bệnh hiểm nghèo đó hiện đang ở đâu đó quanh người ta chứ chưa vận vào mình đâu. Vì thế nhiều người hoang mang tột độ khi không chịu được đi khám là ung thư dạ dày.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày:

Hiện nay các nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư dạ dày chưa được kết luận cụ thể, tuy nhiên, một số yếu tố sau được coi là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày


  • Ăn nhiều thức ăn hun khói và ăn mặn
  • Ăn ít trái cây và rau
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc nhầy của dạ dày (có đến 80% ca mắc ung thư dạ dày nhiễm vi khuẩn HP)
  • Viêm dạ dày mãn tính
  • Thiếu máu ác tính, xảy ra khi các tế bào hồng cầu sụt giảm nghiêm trọng do ruột không thể hấp thụ vitamin B12 một cách bình thường
  • Hút thuốc

Ung thư dạ dày cũng không có dấu hiệu nhận biết sớm. Ngay cả những người nghĩ mình bị đau dạ dày kia âm ỉ hay từng cơn thì khi phát hiện cũng đã ở giai đoạn muộn. Vì thế việc chủ động tầm soát ung thư rất cần thiết.

Theo lời khuyên bác sĩ chuyên khoa: ung thư không phải là bệnh tử , quan trọng phát hiện ung thư ở giai đoạn nào.



Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Người dưới 40 mắc ung thư dạ dày tăng cao

Tôi có biết về một bạn nữ mới hơn 30 tuổi. Khi chuyển nhà tư quê lên Hà Nội đã xin ở tá túc ở nhà tôi mấy ngày. Thấy bạn ý liên tục kêu em bị đau dạ dày nên no cũng đau mà đói cũng đau. Nhiều khi thấy bạn ý nhăn nhó nhưng vẫn nghĩ mình chỉ đau dạ dày. Rồi tôi cũng quên đi khi em ý tìm được nhà  chuyển đi.

Mới đây Chồng có nói với tôi bạn ý mới phát hiện ung thư dạ dày. Tôi choáng vì thương nhưng không quá ngạc nhiên bởi vì bạn ý đã liên tục đau khi ung thư dạ dày đã ở giai đoạn tiến triển vẫn nghĩ mình bị đau dạ dày vì nghĩ mình cũng còn trẻ. Hiện nay số người dưới 40 tuổi mắc ung thư dạ dày liên tục tăng lên nên khi bị đau dạ dày nên sớm đi tầm soát ung thư và theo dõi định kỳ.

Theo thống kê tại các bệnh viện lớn tại Việt Nam, độ tuổi mắc ung thư dạ dày đang có xu hướng trẻ hóa, tỉ lệ người bệnh dưới 40 tuổi mắc bệnh ngày càng tăng, đặc biệt có những trường hợp mắc ung thư dạ dày dưới 30 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do vấn nạn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang len lỏi vào bữa cơm mỗi gia đình. Thuốc lá, rượu, môi trường ô nhiễm… cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.


Độ tuổi mắc ung thư dạ dày có xu hướng trẻ hóa
Khoảng 2/3 số người bệnh ung thư dạ dày tại Việt Nam được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, bướu đã xâm lấn và di căn hạch lympho hay di căn xa. Phẫu thuật mở hoặc nội soi cắt dạ dày kèm nạo hạch lympho là phương pháp điều trị tiêu chuẩn được lựa chọn, cải thiện thời gian sống còn cho người bệnh. Phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị hiệu quả với ung thư dạ dày, giảm đau sau mổ, hồi phục nhanh, thẩm mỹ… và kết quả sống còn sau mổ tương đương, thậm chí tốt hơn mổ mở.

Phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm
Ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, khả năng chữa khỏi bệnh khá cao. Do đó, không nên chủ quan với những bệnh lý thông thường về dạ dày như viêm loét dạ dày. Với người bệnh viêm loét dạ dày, điều trị trên 3 tháng không khỏi thì nên lưu ý kiểm tra, tầm soát ung thư dạ dày định kỳ nhằm phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư, điều trị kịp thời, ngăn ngừa phát triển thành ung thư.

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Đau lưng dưới nguyên nhân vì đâu

Trong chúng ta ai cũng đã từng có lúc nào đó đau lưng dưới và mệt mỏi. Cơn đau chỉ xuất hiện lúc nào đó hoặc 1-2 ngày rồi khỏi như vậy là bình thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu như đau âm ỉ và dai dẳng chắc chắn đây không còn là cơn đau đơn thuần nữa rồi.

Cùng tìm hiểu một số bệnh lý liên quan đến đau lưng  dưới và tìm hiểu nguyên nhân.


Đau lưng dưới là một triệu trứng rất phổ biến, tuy nó không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh như:
  • Gây cảm giác tê, đau lan rộng ra vùng lưng, tới các chi
  • Đau khi vặn người, cúi người thậm chí là ngồi cũng có cảm giác đau
  • Đi tiểu ra máu, kèm theo hiện tượng đau rát khi đi tiểu
  • Lưng bị cứng, đau vào buổi sáng, các khớp xương sưng và nổi mẩn đỏ


Đau lưng dưới gây cảm giác tê, đau lan rộng ra vùng lưng, tới các chi
Một số nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng dưới đó là:
  • Do tuổi tác
  • Do các chấn thương cơ học, ngủ sai tư thế, béo phì, lười vận động,…
  • Thoát vị đĩa đệm, gây kích thích các dây thần kinh và gây đau thần kinh tọa, ảnh hưởng đến vùng lưng dưới.
  • Bệnh thoái hóa cột sống
  • Một số bệnh lý khác như: viêm loét hành tá tràng, viêm gan mạn tính, sỏi mật, u thận, bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới….
Để biết chính xác mình đang bị bệnh gì, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu ngày, bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu.

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Ung thư vòm họng biểu hiện như thế nào

Ung thư vòm họng thường khó phát hiện do khối u hay mọc nơi hiểm hóc khó nhận biết bằng mắt thường. Khi có dấu hiệu ung thư vòm họng thì bệnh ở giai đoạn nặng khó khăn cho việc điều trị và cũng khó có thể chữa khỏi.

Để chủ động đối phó với bệnh mọi người nên chủ động khám phát hiện ung thư sớm ngay khi cơ thể không có biểu hiện bệnh.

Dưới đây là một số  triệu chứng ung thư vòm họng thông tin mang tính chất tham khảo:

Thông thường, bệnh nhân theo thói quen thường nuốt nước mũi và nhổ nhổ ra theo đường miệng. Vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua. Giai đoạn cuối có thể gây chảy máu liên tục.

Nếu thấy những biểu hiện đáng nghi ngờ, bạn nên đi kiểm tra để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Nghẹt mũi cũng là một biểu hiện của ung thư vòm họng. Do khối u xuất hiện dẫn tới hiện tượng tắc 1 bên mũi, khi khối u lớn hơn, 2 bên mũi có thể bị nghẹt.
Bệnh nhân có thể bị ù tai và nghe kém do khối u phát triển đè lên thực quản.
Nhức đầu: Thường do khối u phá hủy nền sọ, dẫn đến di căn vào não và dây thần kinh sọ gây nhức đầu. Ở kỳ cuối, dễ bị chẩn đoán nhầm là đau thần kinh.
Nổi hạch ở cổ: Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú nên các tế bào ung thư dễ lan sâu lên cổ. Hạch sẽ trở nên cứng nhưng không đau đớn khi các tế bào ung thư phát triển nhanh và mạnh.
Ung thư vòm họng biểu hiện ở giai đoạn muộn như hội chứng nội sọ, là tình trạng các khối u trong não bị vỡ, lan sang các dây thần kinh sọ não gây ra chứng nhức đầu, tê bì mặt, mờ mắt, thậm chí mù. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cảm thấy vòm miệng tê liệt, nhai nuốt khó khăn, khan tiếng.
Trong giai đoạn cuối, ung thư vòm họng di căn ở phạm vi mắt, não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương. Nếu bạn phát hiện triệu chứng nặng ở một trong những bộ phận như xương cố định bị đau, máu có đờm, thường xuyên đau ngực, gan sưng to, nhãn cầu lồi, thị lực giảm…cho thấy bệnh đã di căn .
Chẩn đoán sớm ung thư vòm họng sẽ giúp bạn điều trị khỏi hoàn toàn.

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Virut gây ung thư vòm họng nhất định bạn nên biết

Ung thư vòm họng thực ra là bệnh không quá phổ biến ở Việt nam đưng sau: ung thư phổi, đại trực tràng, dạ dày, vú.  Tuy nhiên bệnh ung thư vòm họng cũng khó phát hiện và tiên lượng kém.

Nếu không chủ động đi khám tầm soát ung thư vòm họng thì không dễ để phát hiện ra ung thư vòm họng giai đoạn sớm. Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng được các nhà khoa học kết luận là do vi khuẩn EBV.

Cùng tìm hiểu thêm về loại vi khuẩn nguy hiểm này.

Phơi nhiễm EBV
Các EBV có trong nước bọt, vì vậy nó chủ yếu lây lan qua tiếp xúc bằng miệng. Nó có thể được truyền từ người này sang người khác qua hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc khi ho, hắt hơi.
Những người bị suy giảm miễn dịch (sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng, hoặc bị AIDS) có khả năng miễn dịch thấp hơn so với nhiễm trùng dai dẳng khác, bao gồm cả EBV.

Nhiễm EBV làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng và một số loại ung thư khác.
Trong một số trường hợp, nhiễm lâu dài với EBV có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư, bao gồm:
–         Một số loại ung thư hạch không Hodgkin
–         Ung thư hạch Hodgkin
–         Ung thư vòm họng
–         Ung thư dạ dày
Đối với ung thư vòm họng, virus EBV có thể gây ra những thay đổi di truyền trong tế bào và làm cho người bị nhiễm có nhiều nguy cơ phát triển ung thư trong tương lai (hầu hết những người mắc bệnh ung thư vòm họng đều bị nhiễm EBV). Tuy nhiên, rất ít người bị nhiễm EBV phát triển bệnh ung thư vòm họng, vì vậy các yếu tố nguy cơ khác (đồng yếu tố) có thể đóng một vai trò trong sự phát triển ung thư vòm họng, chẳng hạn như chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại thịt, cá ướp muối; yếu tố di truyền, uống nhiều rượu, vv…
 Làm thế nào để kiểm tra EBV?
Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện có kháng thể với virus Epstein-Barr.
Giảm nguy cơ nhiễm EBV, và ung thư vòm họng

Chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp phòng ngừa ung thư vòm họng.
Hiện nay, không có loại vắc-xin phòng ngừa nhiễm EBV. Để giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm EBV, bạn không chia sẻ đồ uống, thực phẩm, đồ dùng ăn uống và vệ sinh như bàn chải đánh răng. Đồng thời để ngăn ngừa ung thư vòm họng, chúng ta nên có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế những thực phẩm qua chế biến chứa nhiều muối, hạn chế uống rượu, tăng cường trái cây và rau xanh, v


Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Tầm soát ung thư dạ dày thực quản thế nào

ung thư dạ dày, ung thư thực quản là hai loại ung thư tiêu hoá hay gặp ở các nước châu á, trong đó có việt nam chúng ta. Đặc biệt ung thư dạ dày thường được phát hiện muộn do mọi người chủ quan nghĩ đơn giản là đau dạ dày nên ngay cả triệu chứng ung thư dạ dày đã rõ ràng vẫn không được phát hiện dẫn đến việc tử vong là điều tất yếu.

khám tầm soát ung thư  là cách duy nhất giúp phát hiện sớm bệnh tăng cơ hội điều trị khỏi. Bệnh ung thư có thể chữa khỏi nhưng cơ hội chỉ dành cho giai đoạn sớm. Tuy nhiên, giai đoạn sớm ung thư không thể hiện dấu hiệu gì. Nên việc chủ động đi khám tìm bệnh rất quan trọng.

Tầm soát ung thư dạ dày, thực quản được tiến hành như thế nào?

Khách hàng được khám với các bác sĩ đầu ngành chuyên khoa ung bướu với hơn 30 năm kinh nghiệm. Bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử cá nhân, gia đình, các triệu chứng gặp phải (nếu có), khám lâm sàng tìm kiếm khối u, hạch bất thường, vv… Sau khi thăm khám lâm sàng, và đánh giá nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ có thể tư vấn, chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết.
Bước 2: Xét nghiệm máu

Khách hàng được lấy máu để làm các xét nghiệm máu, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe và phát hiện chất chỉ điểm ung thư:
  • Xét nghiệm máu 18 thông số
  • Xác định nhóm máu ABO
  • Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận như GOT, GPT, GGT, Ure, Creatin
  • Các xét nghiệm mỡ máu, đường máu
  • Tìm chất chỉ điểm ung thư: định lượng CEA, định lượng CA 72-4, định lượng CA 19-9
Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ chỉ định nội soi thực quản- dạ dày- tá tràng ống mềm không sinh thiết, có test HP nhằm phát hiện sớm các bất thường ở thực quản -dạ dày. Hiện nay, tại Bệnh viện Thu Cúc còn có phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi an toàn, không khó chịu, không gây buồn nôn.
       

Nếu nghi ngờ ung thư, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các kiểm tra khác như: chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, sinh thiết…
Ai nên chọn gói tầm soát ung thư dạ dày – thực quản?
  • Tất cả những người từ 40 tuổi trở lên
  • Người dưới 40 tuổi nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày – thực quản
  • Người có các triệu chứng bất thường nghi ung thư dạ dày – thực quản như đau bụng âm ỉ vùng trên rốn có hoặc không liên quan đến ăn uống, đầy bụng, chán ăn, chậm tiêu…


Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Sàng lọc ung thư đại tràng vũ khí lớn nhất trống lại bệnh

Ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư đường tiêu hoá . Rất nhiều người mắc phải, ở nước ta tỉ lệ đàn ông mắc cao hơn phụ nữ. Cho dù, ung thư đại tràng có tiên lượng được đánh giá tốt hơn các loại ung thư khác. Nhưng với giai đoạn muộn thì cơ hội khỏi bệnh cũng rất nhỏ và khó khăn. Tầm soát ung thư là cách tốt nhất

ung thư nói chung đều không có dầu hiệu ở giai đoạn sớm, mà chỉ đến khi ung thư tiến triển mới có dấu hiệu nhận biết. Cơ hội khỏi bệnh chỉ dành cho giai đoạn sớm. Vì thế nên có thể nói chủ động tầm soát ung thư sớm là cách tốt nhất  duy nhất để chống lại bệnh nếu không may đang mang mầm bệnh.

Điều đáng mừng là tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng đã giảm trong nhiều thập kỷ qua, điều này là do polyp đại tràng – một điều kiện được cho là tiền ung thư đại trực tràng dễ dàng được phát hiện bằng cách sàng lọc và loại bỏ trước khi nó có thể phát triển thành ung thư.
Theo các nhà nghiên cứu, một polyp đại tràng có thể mất khoảng 10 đến 15 năm để phát triển thành ung thư đại trực tràng. Sàng lọc thường xuyên có thể ngăn chặn hoàn toàn bằng cách tìm và loại bỏ các khối u trước khi chúng có cơ hội để trở thành ung thư. Sàng lọc cũng có thể giúp tìm ra bệnh ung thư đại trực tràng sớm, khi khối u còn nhỏ, chưa lây lan, và dễ dàng điều trị.

Khi ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn đầu trước khi nó đã lan rộng, tỷ lệ sống sau 5 năm tới khoảng 90%. Nhưng chỉ có khoảng 40% trường hợp ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn này. Khi ung thư đã lan ra ngoài đại tràng hoặc trực tràng, tỷ lệ sống thấp hơn rất nhiều.
Mặc dù lợi ích của ung thư đại trực tràng đã được chứng minh rất rõ ràng, nhưng theo thống kê ít hơn 1 nửa những người có nguy cơ mắc bệnh không đi tầm soát. Điều này có thể do họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của tầm soát ung thư đại trực tràng.
Những người  dưới đây có nguy cơ mắc ung thư đại tràng:
với những người trẻ tuổi. Thống kê cho thấy 9/10 bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng có độ tuổi trên 40.
Đã từng bị ung thư đại trực tràng: bệnh nhân ung thư đại trực tràng mặc dù đã cắt bỏ hết đoạn ruột bị ung thư nhưng vẫn có khả năng cao bị ung thư ở vị trí khác trên đại tràng (tái phát ung thư).
Có tiền sử bị polyp đại trực tràng:  Polyp đại trực tràng là tổn thương nhỏ có dạng khối u, đa phần là lành tính. Có vài loại polyp làm tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng, nhất là polyp có kích thước lớn hoặc có nhiều polyp.

Hầu hết trường hợp ung thư đại trực tràng bắt đầu từ polyp nhỏ.
Một số hội chứng đa polyp tuyến có tính di truyền trong gia đình: Ung thư thường khởi phát từ một hoặc nhiều polyp loại này. Các thành viên trong gia đình cần được tầm soát ung thư ngay từ nhỏ và có khi cần phải được tư vấn về di truyền.
Có tiền sử mắc bệnh đường ruột: bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn  (một loại viêm đường ruột) cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Khi mắc các bệnh này, đại tràng thường bị viêm kéo dài và niêm mạc có thể bị loét từ đó dẫn đến ung thư. Những bệnh nhân mắc một trong hai bệnh này được khuyến khích làm xét nghiệm theo dõi thường xuyên.
Tiền sử gia đình: nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng sẽ tăng cao nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nhất là thân nhân có quan hệ huyết thống gần thì nguy cơ mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là khi ung thư xuất hiện trước tuổi 60.
Khẩu phần ăn: thức ăn chứa nhiều mỡ, nhất là mỡ động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Thiếu vận động: Những người ít vận động, hay ngồi một chỗ cũng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn những người khác.
 Béo phì: béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng mà cũng là yếu tố nguy cơ chung của đa số các loại bệnh ung thư. Bởi vậy chúng ta nên giữ cho trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
Hút thuốc lá: thuốc lá được biết đến là tác nhân số một gây ung thư phổi. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy người hút thuốc lá còn có tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng cao hơn người không hút thuốc từ 30 – 40%. Ngoài ra hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác.
Uống nhiều rượu: rượu và một số loại chất kích thích cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư đại – trực tràng, đặc biệt là khi sử dụng chung với thuốc lá.
hãy đề cao  đúng mức việc đi khám tầm soát bệnh ung thư định kỳ. Đừng để quá muộn và thụ động với ung thư.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn gì

Ung thư đại tràng là căn bệnh nhiều người mắc phải đặc biệt là nam giới trung niên.Ung thư đại tràng có tiên lượng tốt hơn các bệnh ung thư khác. Ung thư đại tràng cũng dễ phát hiện ra bệnh sớm hơn so với các bệnh khác. Do đó điều trị ung thư đại tràng thường được chỉ định phẫu thuật. Chăm sóc bệnh nhân ung thư đại tràng đặc biệt sau phẫu thuật đại tràng nên ăn gì cần được quan tâm đúng mức.

Người bị ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng trong và sau khi điều trị cần được chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất để người bệnh hồi phục sức khoẻ cũng như đề kháng chống lại bệnh tật. Bình thường trong người mệt mỏi ta cũng dễ chán ăn thì bệnh nhân ung thư cũng rất dễ gặp phải tình trạng chán ăn mệt mỏi. Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư đại tràng cần lưu ý:

Bị ung thư trực tràng nên ăn gì?
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ cho cơ thể.
  • Lựa chọn các loại thức ăn ít béo, ít mỡ.
  • Ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa
  • Ăn những loại thực phẩm sạch, tươi, giàu chất dinh dưỡng, tinh bột có nguồn gốc từ ngũ cốc, của quả…
  • Nên ăn thịt gà, các loại thức ăn chế biến từ sữa, trứng và mỗi ngày nên uống 1-2 cốc sữa.
  • Uống đủ nước, khoảng 8 ly nước mỗi ngày.
uống nước mỗi ngày

Ngoài những loại đồ ăn được khuyên dùng, người bệnh ung thư trực tràng cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
  • Không nên ăn những món rán, quay, nướng hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói,…
  • Tránh xa những đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo động vật, đồ chiên, xào quá mặn, đồ cay nóng…
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, đồ uống có ga…
Người bệnh không nên ăn quá no mà chia nhỏ bữa ăn để dễ tiêu hoá không ấm ách đầy bụng. Cùng với chế độ ăn uống nên thể dục nhẹ nhàng và kết hợp ngủ nghỉ hợp lý.

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Đau co thắt ruột có thể triệu chứng ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là loại ung thư có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bên cạnh đó những triệu chứng ung thư đại tràng cũng bộc lộ sớm hơn  chút so với những bệnh khác.




Đau co thắt ruột  có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên khi ung thư đại tràng tiến triển co thặt ruột kèm theo một số dấu hiệu dưới đây:

 Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể thấy rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi, tiêu hóa kém, đại tiện ra phân có kèm theo chất nhầy, đau co thắt ruột trước hoặc sau khi ăn. Kèm theo đó là các triệu chứng:Chán ăn, khó tiêu
  • Máu trong phân
  • Đại tiện phân đen
  • Giảm cân bất thường
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Tuy nhiên những dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi ung thư đại tràng ở giai đoạn tiến triển. Vì thế, để hạn chế biến chứng khó lường của ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng mọi người nên nâng cao ý thức  đi khám tầm soát ung thư sớm . Khám tầm soát ung thư ngay khi cơ thể khoẻ mạnh để phát hiện kịp thời bệnh nếu không may bạn đang ủ căn bệnh quái ác này trong người. Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh.


Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Chi phí cắt bỏ ung thư vú lành tính

Khi mắc khối u ở vú bất cứ người phụ nữ nào cũng vô cùng lo lắng bởi theo suy nghĩ của họ cho rằng đó là dấu hiệu ung thư vú. Và lo lắng mất ăn mất ngủ. Có những người thì đi khám ngay nhưng có những người chưa biết bệnh của mình thế nào đã bị quan lo lắng vì họ nghĩ rằng ung thư vú thì đằng nào cũng tử vong nên cứ ở nhà đợi chờ  và không đi khám. Rất nhiều người khi đi khám được chẩn đoán u lành tính . Được bác sĩ chuyên khoa khuyên mổ phẫu thuật bỏ u  đi.

Vấn đề  phẫu thuật bỏ u lành tính có phức tạp không, chi phí  bao nhiêu? và tiến hành ở đâu thì nhanh chóng và an toàn là vấn đề  mọi người quan tâm.


Đối với các khối u ở vú, 80-85% là lành tính, số còn lại là ác tính. Khối u lành tính ở vú khá phổ biến, có thể gặp ở phụ nữ từ 20 tuổi trở lên. Bề bản chất, u vú lành tính không có hại cho cơ thể, không ăn sâu sang các tế bào khác. Chúng có thể di chuyển khi bạn ấn vào chúng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó có thể gây đau, và bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.

Có đến 85% khối u ở vú là lành tính.
Chi phí phẫu thuật cắt bỏ u lành tại Thu Cúc còn tùy thuộc vào: kích thước của khối u, mức độ phức tạp của phẫu thuật, vv… Chi phí cắt bỏ u vú lành tính có thể dao động từ 4 triệu – 12 triệu. Nếu như khối u nhỏ thì chi phí khoảng 4 triệu. Ngoài ra, người bệnh còn được bảo hiểm chi trả 1 phần, giúp giảm bớt chi phí. Tốt nhất bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện và mang theo đầy đủ hồ sơ bệnh án để các bác sĩ nắm được tình trạng bệnh và tư vấn chính xác nhất.

 Chủ động tầm soát ung thư sớm ngay khi bệnh chưa có dấu hiệu phát ra để tăng cơ hội điều trị khỏi. Ung thư không  phải là án tử quan trọng là phát hiện ra bệnh ở giai đoạn nào.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung