khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Một số nguy cơ ung thư vú từ lối sống

Khoa ung bướu Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu cúc - thông tin mang tính chất tham khảo. Mọi áp dụng thực tế cần được sự tư vấn và chỉ định trực tiếp từ bác sĩ.
Nguyên nhân gây ung thư vú vẫn là vấn đề chưa được lý giải rõ ràng. Bên cạnh các yếu tố mang tính di truyền, không thể thay đổi như giới tính, tuổi tác, tiền sử mắc bệnh của gia đình… một số yếu tố liên quan đến lối sống cũng được xác định có thể gây ung thư vú.
Có con

Những phụ nữ chưa có con hoặc có con đầu lòng sau năm 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với tổng thể.
Những phụ nữ chưa có con hoặc có con đầu lòng sau năm 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với tổng thể. Mang thai và mang thai ở tuổi còn trẻ nhìn chung sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên hiệu quả của việc mang thai là khác nhau đối với từng loại ung thư vú. Cụ thể đối với những người mắc ung thư vú thể âm tính với 3 thụ thể hormone thì việc mang thai lại làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú.
Sử dụng biện pháp phòng tránh thai
Thuốc tránh thai: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có nguy cơ ung thư vú cao hơn so với những người chưa bao giờ sử dụng. Nguy cơ này trở lại bình thường khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai. Do đó khi có nhu cầu sử dụng thuốc tránh thai, nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để được biết các lợi ích cũng như rủi ro liên quan tới sức khỏe.
Depot-medroxyprogesterone acetate (DMPA; Depo-Provera) là một hình thức tiêm progesterone được sử dụng 3 tháng/lần để kiểm soát sinh sản. Một vài nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của DMPA đối với nguy cơ ung thư vú và phát hiện thấy những phụ nữ sử dụng DMPA có rủi ro mắc ung thư vú. Tuy nhiên với những trường hợp đã ngừng sử dụng DMPA từ 5 năm trước không làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Sử dụng liệu pháp hormone thay thế sau mãn kinh
Liệu pháp hormone thay thế là liệu pháp sử dụng estrogen (thường kết hợp với progesterone) để điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và giúp ngăn ngừa loãng xương.
Liệu pháp hormone thay thế có hai loại chính. Đối với những phụ nữ vẫn có tử cung (dạ con) thường sử dụng kết hợp estrogen và progesterone. Bởi vì estrogen khi dùng đơn độc sẽ  làm gia tăng nguy cơ ung thư tử cung. Đối với những phụ nữ đã cắt tử cung có thể chỉ sử dụng estrogen.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng liệu pháp hormone thay thế (kết hợp estrogen và progesterone) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng liệu pháp hormone thay thế (kết hợp estrogen và progesterone) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài ra sử dụng liệu pháp hormone này còn làm giảm hiệu quả của việc chụp X quang tuyến vú bằng cách làm cho mô vú dày đặc hơn, dẫn tới tình trạng bệnh được phát hiện muộn.
Nếu có ý định sử dụng liệu pháp hormone thay thế trong điều trị các triệu chứng mãn kinh, phụ nữ nên sử dụng trong thời gian ngắn với liều lượng thấp nhất có thể.
Cho con bú
Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng cho con bú có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, đặc biệt nếu con bú từ 6 tháng đến 2 năm.
Uống rượu

Uống rượu làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú.
Uống rượu làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Tiêu thụ rượu càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. So với những người không uống rượu thì những người uống rượu 3 lần/tuần có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 15%. Các chuyên gia ước tính rằng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú còn tăng thêm 10% đối với những phụ nữ sử dụng rượu, bia hàng ngày.
Thừa cân hoặc béo phì
Tình trạng thừa cân hoặc béo phì sau mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Trước khi mãn kinh, phần lớn estrogen trong cơ thể là do buồng trứng tiết ra. Sau mãn kinh, buồng trứng ngừng sản xuất estrogen, hầu hết estrogen của phụ nữ lúc này là từ mô mỡ. Do đó những phụ nữ bị béo phì, thừa cân sau mãn kinh, có nhiều mô mỡ sẽ có nồng độ estrogen cao, kéo theo nguy cơ ung thư vú tăng.
Ngoài ra những người thừa cân thường có nồng độ insulin trong máu cao. Nồng độ insulin cao có liên quan tới một số bệnh ung thư, trong đó có ung thư vú.
Yếu tố có liên quan tới lối sống là yếu tố mà chúng ta có thể tác động và thay đổi để hạn chế nguy cơ ung thư vú.

TS. BS Pactricia Kho đang tư vấn điều trị cho người bệnh.
Nhằm  mang những tiến bộ trong điều trị ung thư về Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác với đội ngũ bác sỹ giỏi từ Singapore.  Do đó bệnh nhân điều trị ung thư vú tại đây sẽ được tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sỹ người Singapore, trong đó có TS.BS Pactricia Kho – bác sỹ chuyên khoa y tế ung thư có quan tâm đặc biệt đến ung thư vú, phổi, các bệnh ung thư ở phụ nữ.

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC VỀ XÉT NGHIỆM PAP SMEAR CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Khoa ung bướu - Bệnh viện Thu cúc  - Thông tin mang tính chất tham khảo.
Xét nghiệm Pap smear là một phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả, giúp phát hiện những thay đổi bất thường trong tế bào trước khi trở thành ung thư. Nhờ có xét nghiệm Pap, 80% tỷ lệ ung thư có thể phát hiện sớm và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra. Những giải đáp sau đây sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quan hơn về những vấn đề xung quanh xét nghiệm này.

Xét nghiệm Pap là gì?
Pap là viết tắt của “Test Papanicolaou”, một phương pháp sàng lọc phát hiện tiền ung thư và ung thư tế bào cổ tử cung. Cổ tử cung là phần dưới của tử cung mở ra vào trong âm đạo.
Tại sao cần xét nghiệm Pap?
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai trên toàn thế giới. Khoảng một phần tư số phụ nữ mang virus HPV, một loại virus lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, một trong số 1.000 phụ nữ nhiễm HPV sẽ phát triển ung thư cổ tử cung. Nếu xét nghiệm Pap phát hiện các tế bào bất thường trong cổ tử cung, người bệnh dễ dàng được điều trị khỏi trước khi chúng phát triển thành ung thư.
Xét nghiệm Pap được thực hiện như thế nào?
Để thực hiện Pap smear,bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo, sau đó dùng một dung dịch acid acetic loãng để làm hiện rõ vùng bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Bác sỹ sẽ lấy một mảnh nhỏ tổ chức tại vị trí nghi ngờ để nghiên cứu dưới kính hiển vi. Đây là một xét nghiệm đơn giản, có thể gây khó chịu nhẹ, nhưng không đau.
Nên thực hiện xét nghiệm Pap bao lâu một lần?

Tất cả phụ nữ nên khám sức khỏe hàng năm. Thông thường, thời gian thực hiện xét nghiệm Pap tùy theo độ tuổi:
Lứa tuổi 21-29: 3 năm 1 lần
Lứa tuổi 30-65: 5 năm 1 lần, cùng với xét nghiệm HPV
Sau 65 tuổi: không cần thực hiện nếu các xét nghiệm Pap trước đây đều bình thường.
Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về nhu cầu và thời gian cần thực hiện xét nghiệm nếu bạn từng cắt bỏ tử cung hoặc có tiền sử bao gồm HIV, từng hóa trị, ung thư hoặc làm phiến đồ Pap bất thường, hoặc cấy ghép nội tạng.
Tôi phải làm gì nếu thử nghiệm Pap bất thường?

Nếu kết quả xét nghiệm Pap bất thường, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên kiểm tra theo dõi thường xuyên hơn với Pap hoặc điều trị.
Làm thế nào để giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung
Xét ​​nghiệm Pap thường xuyên, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, dùng thuốc ngừa HPV, và không hút thuốc lá, vv… có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Một số thực phẩm hạn chế ung thư vú

khoa ung bướu- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc- Liên kết trung tâm ung bướu singapore- Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chỉ định điều trị tuyệt đối tuân theo bác sĩ điều trị bệnh trực tiếp.
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp phòng tránh ung thư. Chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau, và ít tinh bột có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú và ung thư vú tái phát.
Các loại thực phẩm sau đây, đặc biệt, có thể cung cấp chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe vú tốt hơn và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
Táo

Ăn táo có tác dụng phòng ngừa ung thư phổi.
Trong táo có chứa nguồn chất chống oxy hóa, chất xơ và các hợp chất khác cần thiết dồi dào, có tác dụng chống ung thư. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy vỏ táo có tác dụng chống lại sự lây lan của các tế bào ung thư.
Nghệ
Chất curcumiN có trong nghện đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư vú. Nghệ cũng có tác dụng chống viêm, bảo vệ sức khỏe.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một loại thực phẩm ngăn ngừa ung thư vú. Nghiên cứu đã cho thấy bông cải xanh ngăn ngừa sự lan rộng của ung thư. Bạn cũng có thể nhận được lợi ích chống ung thư này từ rau họ cải khác, bao gồm súp lơ, cải bắp, cải bruxen, cải xoăn.
Tỏi
Allyl sulfít được tìm thấy trên khắp các loại họ hành, tỏi giúp hỗ trợ phòng chống ung thư vú.
Lựu

Lựu rất tốt trong việc phòng ngừa ung thư, trong đó có ung thư vú.
Lựu có chứa một hợp chất có thể giúp chống lại ung thư. Bạn có thể bổ sung nước ép lựu vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài tác dụng chống lại ung thư, lựu còn giúp bảo vệ tim và chống lại ung thư tuyến tiền liệt.
Quả óc chó
Quả óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích và axit béo omega-3 lành mạnh, giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng quả óc chó có thể làm chậm sự tăng trưởng của các khối u ung thư vú, vì vậy loại hạt này đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh ung thư vú ngay cả sau khi chẩn đoán .
Nguồn tuyệt vời khác của các axit béo omega-3 bao gồm một số loài cá và dầu cá . Cá cũng là một nguồn protein nạc tốt cho sức khỏe và giúp phòng bệnh ung thư vú.  Bạn nên ăn cá hồi, cá thu, cá chẽm, cá ngừ vì chúng rất tốt cho sức khỏe.
Hạt lanh
Hạt lanh chứa một thành phần gọi là lignans, làm giảm sự phát triển ung thư. Hạt lanh có thể sử dụng trong món salad hay bánh nướng xốp, rất hấp dẫn mà còn có tác dụng phòng chống ung thư vú.
Đậu nành

Chị em nên bổ sung đậu nành vào chế độ ăn uống hàng ngày để ngừa ung thư vú.
Đậu nành đã được ghi nhận có tác dụng trong việc phòng chống ung thư vú. Chị em phụ nữ nên ăn 2 phần đậu nành mỗi ngày sẽ mang đến những lợi ích dinh dưỡng rất tốt trong việc phòng chống ung thư về sau này.
Trái cây và rau quả màu cam
Các loại trái cây, rau quả màu cam như cà rốt, dưa đỏ, khoai lang chứa lượng Vitamin A phong phú gọi là carotenoid. Những phụ nữ có nồng độ cao của carotenoid trong máu có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn.
Rau và trái cây màu cam chứa 600 carotenoid khác nhau, và đây là nguồn dinh dưỡng chống lại ung thư vú hiệu quả.
Các loại quả mọng

Các loại quả mọng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt còn có tác dụng phòng chống ung thư vú.
Quả việt quất, mâm xôi, dâu tây đa dạng màu sắc, chủng loại có chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa chất và chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại ung thư vú. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng quả việt quất, đóng một vai trò trong quản lý bệnh ung thư vú bằng cách tăng cường hiệu lực của các thuốc hóa trị chống lại các tế bào ung thư vú.
Trà xanh
Trà xanh và trà trắng chứa catechins, mang lại một số lợi ích trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư vú. Nghiên cứu cho thấy trà xanh là đặc biệt hiệu quả trong việc bảo vệ các tế bào chống phơi nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, bạn nên uống nhiều hơn 4 tách trà mỗi ngày.

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

UỐNG NHIỀU CÀ PHÊ CÓ THỰC SỰ GIÚP NGĂN NGỪA UNG THƯ VÚ

Khoa ung bướu bệnh viện quốc tế Thu cúc đã tập hợp và chỉ ra những nghiên cứu của các nhà khoa học .
Nghiện uống cà phê có thể không gây tổn hại cho sức khỏe như nhiều người vẫn nghĩ. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Ung thư vú: những phụ nữ sau mãn kinh trên 50 tuổi uống 5 ly cà phê hoặc nhiều hơn mỗi ngày ít có nguy cơ phát triển các khối u âm tính với thụ thể estrogen (ER-).
 Những phụ nữ sau mãn kinh trên 50 tuổi uống 5 ly cà phê hoặc nhiều hơn mỗi ngày ít có nguy cơ phát triển các khối u âm tính với thụ thể estrogen (ER-).
Tiến sỹ Jingmei Li và các cộng sự từ Viện Karolinska (KI) ở Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứu với sự tham gia của 6.000 phụ nữ bao gồm những người không uống cà phê và những người thường xuyên uống 5 ly cà phê hoặc nhiều hơn.
Sau khi loại trừ các yếu tố bên ngoài như độ tuổi mãn kinh, cân nặng, tiền sử gia đình bị ung thư vú… có ảnh hưởng đến kết quả, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những phụ nữ uống nhiều cà phê nhất ít có nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư vú tiến triển nhanh và phức tạp.

Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng uống cà phê cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh xơ gan, viêm gan, đái tháo đường tuýp 2, ung thư tuyến tiền liệt, đột quỵ và bệnh Alzheimer.
Cụ thể theo kết quả nghiên cứu, uống nhiều cà phê hàng ngày giúp làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú âm tính với thụ thể estrogen (ER-) ở phụ nữ sau mãn kinh.  Tuy nhiên việc tiêu thụ nhiều cà phê lại không có nhiều tác dụng đối với ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen (ER+). Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể có một đặc tính nào đó của ung thư vú âm tính với thụ thể estrogen (ER-) nhạy cảm với cà phê.
Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng uống cà phê cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh xơ gan, viêm gan, đái tháo đường tuýp 2, ung thư tuyến tiền liệt, đột quỵ và bệnh Alzheimer.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý uống quá nhiều cà phê có thể dẫn tới mất nước, tăng huyết áp.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý uống quá nhiều cà phê có thể dẫn tới mất nước, tăng huyết áp. Cà phê có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa hoặc nồng độ acid trong dạ dày quá cao.
Để được tư vấn về ung thư, hay đặt lịch khám và điều trị, xin vui lòng đặt lịch qua đường dây nóng tư vấn ung thư: 0907245888 hoặc liên hệ trực tiếp qua địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.

Mách bạn 8 cách để phòng ngừa ung thư vú

 Khoa ung bướu thu cúc, có sự tư vấn và điều trị từ các bác sĩ giỏi hàng đầu singapore. Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nữ giới. Ngoài những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như giới tính, tuổi tác, gia đình có tiền sử mức bệnh… chúng ta vẫn có thể hạn chế rủi ro phát triển bệnh ung thư vú bằng những cách dưới đây. 
1. Hạn chế sử dụng liệu pháp hormone thay thế
Liệu pháp hormone thay thế là liệu pháp sử dụng một hoặc nhiều nội tiết tố nữ, thường là estrogen và progestin và đôi khi là testosterone để điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
Trong năm 2003, tổ chức Women`s Health Initiative Study (WHI) cho thấy những phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone thay thế làm tăng 24% nguy cơ ung thư vú. Nhận định này tiếp tục được củng cố qua nghiên cứu Million Women Study (Anh) cho thấy nguy cơ ung thư vú tăng 66% ở phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone thay thế tổng hợp. Trong khi đó tỷ lệ này trong nghiên cứu E3N (Pháp) là 60%. Trên cơ sở những nghiên cứu này, hàng triệu phụ nữ đã nhanh chóng tạm ngừng sử dụng nội tiết tố tổng hợp.
Sau đó một nghiên cứu được phát hành bởi các trung tâm ung thư khắp nước Mỹ (11/2006) cho thấy tỷ lệ người mắc ung thư vú đã giảm đáng kể (7 – 15%). Năm 2009 một bài báo trên tờ New England Journal of Medicine kết luận rằng sự sụt giảm này là do hạn chế sử dụng liệu pháp hormone thay thế.
2. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú.
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú.
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú. Thậm chí 20 phút đi bộ 3 lần/tuần cũng có tác dụng hạn chế nguy cơ phát triển của bệnh ung thư vú.
3. Giảm thiểu lượng đường và carbonhydrate tinh chế trong chế độ ăn uống
Các loại đồ ngọt chứa nhiều carbonhydrate tinh chế có liên quan tới hàm lượng đường trong máu cao, khiến cơ thể giải phóng insulin. Insulin thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư và có thể khiến nồng độ estrogen tăng cao, dẫn tới ung thư vú.
4. Hạn chế uống nhiều rượu, bia

So với những người không uống rượu, bia thì những người uống rượu, bia 3 lần/tuần có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 15%.
Sử dụng rượu, bia ở mức vừa phải để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư vú. Nghiên cứu cho biết so với những người không uống rượu, bia thì những người uống rượu, bia 3 lần/tuần có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 15%. Các chuyên gia ước tính nguy cơ mắc bệnh ung thư vú còn tăng thêm 10% đối với những phụ nữ sử dụng rượu, bia hàng ngày.
5. Tránh tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường
Nên giảm thiểu và tránh tiếp xúc với một số loại độc tố từ: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các sản phẩm tẩy rửa, sơn móng tay và nước tẩy sơn móng ta, sơn gốc dầu, chất pha loãng sơn. Không nên sử dụng các loại hộp đựng thức ăn, nước uống bằng nhựa. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm có chứa parabens. nước xịt phòng…
6. Giảm bớt lo lắng và căng thẳng

Tập luyện yoga là một trong những cách hiệu quả để giảm bớt căng thẳng.
Tình trạng căng thẳng, stress thường xuyên ở nữ giới làm nồng độ hormone cortisol tăng cao, kéo theo nguy cơ ung thư vú cũng tăng lên đáng kể.
7. Ngủ trong phòng tối
Đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế căng thẳng. Giấc ngủ giúp cơ thể thư giãn và phục hồi sau một ngày làm việc vất vả. Ngủ trong phòng tối thúc đẩy cơ thể sản xuất hormone melatonin, làm giảm nguy cơ ung thư vú. Các nhà khoa học khuyên phụ nữ nên cố gắng ngủ từ 7 -8 tiếng/ngày.
8. Bổ sung đầy đủ vitamin D

Nguồn vitamin D dồi dào nhất được tìm thấy trong ánh sáng mặt trời khi chúng tác động lên da.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ thiếu vitamin D có nguy cơ cao mắc ung thư vú. Nguồn vitamin D dồi dào nhất được tìm thấy trong ánh sáng mặt trời khi chúng tác động lên da. Tuy nhiên cần lưu ý, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu hoặc lúc trời nắng gắt có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể bổ sung vitamin D từ các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu và sữa.

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Triệu chứng của ung thư vú di căn

Ung thư vú di căn là nỗi lo thường trực của những bệnh nhân mắc ung thư vú. Ung thư vú phát hiện giai đoạn sớm có tiên lượng rất khá, vậy phát hiện khi ung thư vú đã di căn cơ hội điều trị khỏi liệu có còn? dấu hiệu nhận biết ung thư vú di căn. Đó là những câu hỏi mà nhiều người nhà và bản thân bệnh mong chờ câu trả lời.
Các cơ quan mà ung thư vú thường lan đến nhất là phổi, gan, xương và não. Trong đó, ung thư vú di căn phổi chiếm từ 60 – 70% các ca ung thư vú di căn, 21% trong số đó chỉ có duy căn đến một mình phổi. Cơ quan tiếp theo sau phổi là xương với khoảng 25% các ca ung thư vú di căn. Khi các tế bào ung thư lây lan đến các cơ quan khác, các triệu chứng ung thư vú di căn sẽ phụ thuộc vào vị trí mà ung thư lây lan đến, cụ thể như sau:
Di căn phổi:
  • Ho kéo dài, khản giọng
  • Tức ngực, khó thở
Di căn gan:
  • Vàng da và mắt
  • Da ngứa hoặc phát ban
  • Đau vùng gan, trướng bụng, chán ăn, buồn nôn và nôn.

Vàng da là một trong các triệu chứng của ung thư vú di căn gan.
Di căn xương:
  • Đau xương (thường là các xương dài như xương đùi, ống chân, cánh tay…)
  • Sưng tấy ở khu vực khối u di căn đến
  • Xương yếu và dễ gãy
Di căn não:
  • Đau đầu kéo dài và ngày càng nghiêm trọng
  • Rối loạn thị giác
  • Động kinh
  • Buồn nôn và nôn
  • Thay đổi hành vi hoặc nhân cách

Ung thư vú di căn có thể gây mệt mỏi, sút cân, chán ăn ở bệnh nhân.
Triệu chứng toàn thân:
  • Mệt mỏi, sụt cân, chán ăn
  • Ung thư tại chỗ có thể xâm lấn đến da khiến da bị lở loét, chảy nước
Khi xuất hiện một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần báo cho bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Ở giai đoạn di căn của ung thư vú, hầu hết các phương pháp điều trị không thể trị lành bệnh, nhưng có thể kiểm soát và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm nhẹ các triệu chứng cho bệnh nhân và kéo dài thời gian sống.

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Những điều cần biết về ung thư gan giai đoạn 4

Ung thư gan là căn bệnh có tiên lượng vô cùng kém,quá ít những trường hợp phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu. Chính vì thế khi biết mình bị ung thư gan đa phần mọi người đón nhận cho mình một bản án tử treo trên đầu.
Do ung thư gan ít gây ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu nên hầu hết các trường hợp đều được chẩn đoán muộn. Ung thư gan giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của bệnh, trung bình người bệnh chỉ sống được khoảng 6 tháng sau chẩn đoán.

Ung thư gan giai đoạn 4 chia làm 2 giai đoạn nhỏ:
IVA: Ung thư có nhiều kích cỡ khác nhau, đã lan từ gan tới các mạch máu, hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận nhưng chưa di căn xa.
IVB: Ung thư đã lan tới hầu hết các cơ quan xa.
Triệu chứng ung thư gan giai đoạn 4
Ở giai đoạn sớm, ung thư gan hầu như không gây ra triệu chứng. Ở giai đoạn đầu, khối u còn rất nhỏ nên chưa gây ảnh hưởng tới cơ thể. Các triệu chứng về tiêu hóa như sốt nhẹ, mất cảm giác ngon miệng, vv… thường bị bỏ qua. Khi khối u phát triển và đi vào giai đoạn tiến triển, các triệu chứng mới rõ rệt.

Người bệnh ung thư gan giai đoạn 4 thường chán ăn, giảm cân.
● Buồn nôn và ói mửa
● Mệt mỏi nặng
● Sốt cao
● Giảm cân không rõ nguyên nhân
● Đau nhức trong xương
● Giảm dung lượng phổi
● Sưng bụng
● Đau ở phía bên phải của bụng
Gan bị hư hại làm ảnh hưởng tới chức năng bình thường của gan, dẫn tới bệnh não gan. Do sự tích tụ các độc tố và chất thải trong cơ thể, người bệnh có thể bị nhầm lẫn, mất trí nhớ, thay đổi mạnh mẽ trong tính cách, tăng kích thích, rối loạn giấc ngủ, không có khả năng tập trung, suy thận, xẹp phổi, và hôn mê. Xơ gan sẽ dẫn đến mất chức năng gan, chảy máu nội bộ, lách lớn, số lượng tiểu cầu thấp, vv…
Hơn nữa, sự tích tụ của bilirubin trong máu, do hoạt động không đúng của gan, gây vàng da. Các triệu chứng của bệnh vàng da là da vàng, mắt vàng, nước tiểu màu vàng có mùi mạnh, phân nhạt màu, chán ăn và suy nhược.
Ung thư gan là bệnh khó điều trị và có tiên lượng kém. Đặc biệt, nếu người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị không giúp chữa khỏi bệnh mà chỉ nhằm mục đích điều trị giảm nhẹ, kiểm soát sự phát triển của ung thư, cải thiện chất lượng sống và kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân.
Ở giai đoạn này, ghép gan hay cắt bỏ gan không phải lựa chọn tốt,  vì ung thư đã lan đến các cơ quan khác của cơ thể. Thông thường, ung thư gan giai đoạn 4 thường xâm nhập vào phổi, xương, thận, tụy tạng, mạch máu, các hạch bạch huyết, vv
Mặc dù không có cơ hội chữa khỏi bệnh, song các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, vv… sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng do bệnh ung thư gây ra. Tùy vào tình trạng bệnh, mức độ lan rộng của ung thư, sức khỏe người bệnh mà bác sĩ có chỉ định thích hợp.
Tiên lượng ung thư gan giai đoạn 4
Tỷ lệ sống cho ung thư gan giai đoạn cuối cũng rất nghèo nàn, chỉ khoảng 3,5% số bệnh nhân có khả năng sống được 5 năm. Trung bình, hầu hết bệnh nhân chỉ sống được khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, tiên lượng sẽ khác nhau phụ thuộc vào tuổi tác của người bệnh, giới tính, tình trạng thể chất và tinh thần, khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân…Sự quan tâm và hỗ trợ từ gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng đối với tinh thần, ảnh hưởng tới tiên lượng sống của bệnh nhân.

Đội ngũ bác sĩ điều trị ung thư giỏi từ Singapore đang hợp tác tại Bệnh viện Thu Cúc.
Hiện nay, bệnh nhân ung thư gan có thêm cơ hội chữa bệnh với nền y khoa của Singapore, khi điều trị tại khoa Ung bướu Singapore của Bệnh viện Thu Cúc. Tại đây, bệnh nhân sẽ được khám và điều trị với các bác sĩ giỏi hàng đầu đến từ Singapore, trong đó có BS.TS Zee Ying Kiat – bác sĩ tại Viện Ung thư Đại học Quốc gia, Singapore, và là bác sĩ chuyên gia điều trị ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Thu Cúc.