khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Cách đơn giản phòng chống bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là căn bệnh ung thư nguy hiểm với tỉ lệ tử vong rất cao. Trong đó có thể nói rằng nó là căn bệnh mà lớp trẻ đang lo lắng và sợ hãi nhất. Do sự kiện người mẫu duy nhất  người nổi tiếng đã tử vong vì ung thư vòm họng khi tuổi đời còn rất trẻ
Để tăng cơ hội sống nếu không may mắc ung thư vòm họng hãy tầm soát ung thư sớm. Ngoài ra thực hiện một số biện pháp sau để phòng ung thư vòm họng:
Trước khi tìm hiểu về cách phòng chống ung thư vòm họng, cần biết rõ nguyên nhân nào dẫn tới ung thư vòm họng. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

Giới tính: ung thư vòm họng phổ biến hơn ở nam hơn nữ.
  • Độ tuổi: ung thư vòm họng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường được chẩn đoán ở những người trong độ tuổi từ 30 – 50.
  • Thực phẩm muối: ăn nhiều cá muối, dưa muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
  • Virus Epstein-Barr: virus phổ biến này thường gây ra những dấu hiệu và triệu chứng nhẹ, giống như những người bị cảm lạnh. Đôi khi nó có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm. Epstein-Barr cũng liên quan đến một số bệnh ung thư hiếm gặp, bao gồm ung thư biểu mô vòm họng.
  • Tiền sử gia đình: có một thành viên trong gia đình bị ung thư vòm họng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.
  • Hút thuốc lá và uống rượu: hút thuốc lá và uống rượu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt nguy cơ tăng cao ở những người vừa hút thuốc lá, vừa uống rượu nhiều.

Phòng chống ung thư vòm họng bằng cách:
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu, bia

    Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu, bia giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: cân bằng, đa dạng các loại thức ăn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Chú ý ăn nhiều rau xanh, hoa quả là các thức ăn chứa nhiều khoáng chất và vitamin.Đặc biệt, là các loại như chuối, cà rốt, củ cải  vì trong các loại củ quả này rất giàu chất chống oxy hóa Fenolics giúp chống lại các tế bào ung thư. Nên ăn khoảng 4-6 lần trong tuần sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể. Bạn cũng nên ăn nghệ. Trong bột nghệ có chứa hoạt chất curcumin giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát tán.
  • Tập luyện thể dục hàng ngày: tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

    Tầm soát ung thư vòm họng đình kỳ 1 lần/ năm.
  • Bảo vệ tai, mũi, họng: khi thời tiết thay đổi, cần bảo vệ tai mũi họng và thanh quản khỏe mạnh, ngăn ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng.Tránh làm việc và sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm không khí: mũi họng là con đường mà không khí đi tới phổi. Không khí độc hại làm tổn thương mũi họng đầu tiên trước khi đi vào phổi. Những người làm trong môi trường hóa chất độc hại, sử dụng thuốc trừ sâu… thời gian dài rất dễ gây nên bệnh ung thư vòm họng.
  • Tầm soát ung thư vòm họng: tầm soát ung thư vòm họng giúp phát hiện bệnh từ giai đoạn rất sớm, tăng khả năng điều trị bệnh thành công.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Chưa quan hệ tình dục liệu có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung không


Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phụ khoa rất phổ biến ở phụ nữ. Những dấu hiệu bệnh ung thư có một vài điểm giống với bệnh phụ khoa lại càng đẩy sự lo lắng của phụ nữ về ung thư phụ khoa lên mức thường xuyên và thường trực trong lòng.
Ngay cả các cô gái mới lớn chưa hề quan hệ tình dục sau khi tìm hiểu thông tin bệnh cũng vô cùng lo lắng. Vậy nguy cơ ung thư phụ khoa với người chưa quan hệ tình dục thế nào? Mời các bạn tham khảo nhé.
Chủ động với sức khỏe của bản thân là điều rất đáng khích lệ. Đúng như bạn nói, mỗi ngày nước ta có khoảng 14 phụ nữ bị chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung. Hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung. Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới.


Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính xảy ra ở cổ tử cung.

Chưa quan hệ tình dục có bị ung thư cổ tử cung không?
Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung là virus HPV. Thống kê cho thấy có đến 80% phụ nữ đã quan hệ tình dục từng bị nhiễm HPV trong cuộc đời họ. Hầu hết các trường hợp, virus HPV sẽ tự biến mất, nhưng có 1 số chủng HPV “nguy cơ cao” có thể gây ra sự thay đổi ở tế bào cổ tử cung và dẫn tới ung thư cổ tử cung là: HPV 16, 18, ​​31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59 và 68.
Trong trường hợp chưa quan hệ tình dục, vẫn có nguy cơ ung thư cổ tử cung nhưng rất thấp. HPV nguy cơ cao có thể lây nhiễm qua da của bộ phận sinh dục hoặc con đường khác. Bên cạnh đó, những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, dùng thuốc tránh thai trên 5 năm, mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa… cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung mặc dù chưa quan hệ tình dục.
Nếu bạn dưới 26 tuổi, chưa quan hệ tình dục thì nên tiêm vắc xin phòng ngừa HPV là cách tốt nhất phòng ngừa bệnh! Ngoài ra, cần một chế độ ăn uống khoa học, không hút thuốc lá, hạn chế rượu, tập thể dục đều đặn… để giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung nói riêng và nhiều bệnh lý khác nói chung.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Lạc quan làm tăng tuổi thọ của phụ nữ

Yếu tố tinh thần được xem là vô cùng quan trọng trong để giúp tăng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ . Đặc biệt với người bị ung thư yếu tố tinh thần vô cùng quan trọng. Lạc quan chiến đấu với bệnh tật  có ảnh hướng lớn tới thời gian sống của bệnh nhân đó.
Tác giả và cũng là người đứng đầu nghiên cứu, ông Eric Kim, Vụ trưởng Vụ Khoa học hành vi và xã hội tại Đại học Harvard TH Chan Trường Y tế công cộng ở Boston  và các cộng sự cho biết, phát hiện này khuyến khích mọi người nên thúc đẩy sự lạc quan như là một cách để cải thiện sức khỏe. Các nhà nghiên cứu vừa công bố phát hiện của họ trong tạp chí American Journal of Epidemiology .
Lạc quan được định nghĩa là một thái độ tinh thần đặc trưng bởi suy nghĩ tích cực, trong đó một người là hy vọng và tin tưởng rằng những điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Trước đây, các nghiên cứu đã cho thấy rằng những người lạc quan có xu hướng có sức khỏe tinh thần và thể chất tốt hơn so với những người bi quan – những người có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, luôn luôn nghĩ tới những điều tồi tệ nhất.
người phụ nữ yeu đời giúp cuộc hôn nhân của họ cũng hạnh phúc


Nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Illinois năm ngoái cho thấy thấy rằng người lạc quan có thể có sức khỏe tim mạch tốt hơn gấp đôi so với những người bi quan. Trong nghiên cứu mới, Kim và các cộng sự điều tra xem liệu có cái nhìn tích cực về cuộc sống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong do điều kiện y tế khác nhau hay không.
Lạc quan làm giảm 30% nguy cơ tử vong
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2004-2012 của khoảng 70.000 phụ nữ. Kim và các đồng nghiệp theo dõi các báo cáo của từng học viên, thái độ lạc quan cũng như các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới nguy cơ tử vong, chẳng hạn như huyết áp cao, chế độ ăn uống và tập thể dục. So với phụ nữ bi quan, những phụ nữ lạc quan giảm tới 30% nguy cơ tử vong do mọi bệnh.
Nhìn vào các bệnh nhân, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những phụ nữ là những người lạc quan nhất giảm 16% tử vong vì bệnh ung thư, 38% vì bệnh tim, và 39% do đột quỵ so với những phụ nữ ít lạc quan.
Ngoài ra, phụ nữ lạc quan có nguy cơ thấp hơn 38 phần trăm tử vong do bệnh đường hô hấp và là 52 phần trăm ít có khả năng chết vì nhiễm trùng.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng các nghiên cứu trước đây đã liên kết giữa thái độ lạc quan và giảm nguy cơ tử vong tim mạch, nhưng họ là những người đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa thái độ lạc quan và những căn bệnh ác tính và phổ biến khác.

Lạc quan yêu đời và suy nghĩ tích cực làm cuộc sống của bạn thoải mái tác động lớn đến sức khoẻ vậy hãy lạc quan để nâng cao chất lượng sống của chính bản thân mình và những người xung quanh.

Còn cơ hội nào cho bệnh nhân tuyến giáp di căn hay không

Ở việt nam khi bị mắc ung thư đồng nghĩa với nhận án tử hình. Ai cũng quan niệm như vậy không phải vì y học Việt nam không bắt kịp với thế giới mà nguyên nhân chính đó là phát hiện ra đã ở giai đoạn muộn.
Ung thư đa phần thường phát triển vô cùng thầm lặng nên khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn cơ hội điều trị khỏi hầu hết không còn nữa. Chính vì thế chỉ có số người may mắn phát hiện ung thư sớm là có cơ hội điều trị khỏi bệnh.
Vậy còn cơ hội nào cho bệnh ung thư tuyến giáp di căn hay không? liệu tuyến giáp ở giai đoạn cuối có khả quan hơn những giai đoạn khác không?


Ung thư tuyến giáp di căn có chữa được không?
Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư có tiên lượng tốt hơn những bệnh khác. Trường hợp của bố bạn, mặc dù ở giai đoạn di căn, nhưng vẫn có khả năng điều trị được. Ở giai đoạn cuối, tỉ lệ sống 5 năm của bệnh nhân là khoảng 28% – 51%. Bạn không nói rõ về tình hình sức khỏe của bố bạn, loại bệnh, vị trí khối u di căn… nên chúng tôi chưa thể đưa ra được tỉ lệ chính xác. Về phương pháp điều trị ở giai đoạn này, nếu u di căn tại chỗ ở cổ hoặc là các hạch ở cổ thì việc điều trị nên phối hợp cả hai phương pháp phẫu thuật và dùng Iod phóng xạ. Hóa trị cũng có thể được chỉ định bổ trợ. Nếu sức khỏe bệnh nhân quá yếu, phương pháp điều trị sẽ là điều trị giảm nhẹ với mục tiêu là giúp kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bệnh viện Thu Cúc có điều trị ung thư tuyến giáp di căn không?

Hiện nay, các bác sỹ giỏi về điều trị ung thư ở nhiều lĩnh vực trong đó có ung thư tuyến giáp từ các bệnh viện lớn của Singapore đã và đang hợp tác điều trị ung thư tại Khoa Ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc. Có thể kể đến: TS.BS Lim Hong Liang (Nguyễn Trưởng khoa Ung thư và Huyết học, Bệnh viện Đại học Tổng hợp Singapore), TS.BS Zee Ying Kiat, TS.BS Pactricia Kho…vv. Nhờ đó, người bệnh ung thư tại Việt Nam có thể chữa trị với tiến bộ y học ung thư của Singapore bởi chính các bác sỹ Singapore mà không phải ra nước ngoài.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Những câu hỏi thường gặp trong ung thư gan

Ung thư gan, căn bệnh tử thần mà ai cũng biết nó nguy hiểm tới tính mạng. Hầu hết người bệnh ung thư ở việt nam đều bị tử vong nguyên nhân là do ung thư phát triển quá thầm lặng. Người việt nam chưa có khái niệm chủ động tầm soát ung thư sớm. Chính vì vậy khi có dấu hiệu phát bệnh  đến bệnh viện khám hầu hết được kết luận giai đoạn 3, cơ hội điều trị khỏi gần như không còn nữa. 
Vì thế nên các khiến nhiều người có suy nghĩ tiêu cực: ung thư là chết không có cách nào chữa được. Suy nghĩ này chỉ đúng một nửa và phải bổ xung thêm ung thư chỉ có thể chữa khỏi được khi phát hiện ở giai đoạn sớm.
Nguyên nhân chính xác gây ung thư gan chưa được xác định cụ thể, dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư gan:
  • Nhiễm virus viêm gan B (HBV) hoặc bệnh viêm gan siêu vi C (HCV)
  • Xơ gan
  • Gan nhiễm mỡ
  • Tiểu đường
  • Tiếp xúc với aflatoxins
  • Uống nhiều rượu
  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới

Nhiễm vi rút viêm gan B, C làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
Ung thư gan có thể chữa được không?
Ung thư gan có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.
Tỷ lệ sống sau 5 năm theo từng giai đoạn của ung thư gan cụ thể như sau:
  • Giai đoạn khu trú (ung thư vẫn còn giới hạn trong gan, bao gồm các giai đoạn I, II, và đầu giai đoạn III): 30,5%.
  • Giai đoạn khu vực (bao gồm giai đoạn IIIC, IVA): 10,7%.
  • Di căn xa (lây lan đến cơ quan xa – giai đoạn IVB): khoảng 3,1%.
Các phương pháp điều trị ung thư gan có thể là: phẫu thuật, sử dụng tia lazer hoặc đốt nhiệt sóng cao tần, hóa trị , xạ trị…
Có thể phòng tránh ung thư gan không?

Tầm soát ung thư gan là cách tốt nhất phát hiện sớm bệnh.
Giảm nguy cơ ung thư gan, bằng cách:
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B. Để phòng ngừa viêm gan C, cách tốt nhất là tránh sinh hoạt tình dục không an toàn với nhiều người hoặc với một người chưa rõ về tình trạng sức khỏe, không dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
  • Ăn uống khoa học
  • Không hút thuốc, uống nhiều rượu, bia.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Những người thừa cân hoặc béo phì, tiểu đường, hoặc uống quá nhiều rượu cần khám sức khỏe thường xuyên để tầm soát ung thư gan. Những người trên 40 tuổi hoặc gia đình có tiền sử ung thư gan; những người bị viêm gan mạn tính cũng nên tầm soát ung thư gan định kỳ nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Ung thư dạ dày có lây truyền không

Nói đến ung thư ai cũng nghĩ đến đây là căn bệnh tử thần. Căn bệnh mà đa phần số người mắc tại Việt nam hầu hết không giữ được mạng sống của mình vì phát hiện ra đã ở giai đoạn tiến triển. Chính vì thế ung thư là ác mộng là số trời chấm theo quan niệm của người dân Việt Nam.
Vậy ung thư dạ dày là gì có lây truyền hay không? Đó là câu hỏi mà không ít người có người nhà bị ung thư hoang mang tìm câu trả lời.

Ung thư bao tử (thường gọi là ung thư dạ dày) là bệnh lý ác tính của tổn thương dạ dày. Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này chưa được chứng minh một cách chính xác, nhưng các nghiên cứu thấy rằng một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bao gồm: tuổi tác cao, nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), những người đã trải qua phẫu thuật dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, hoặc teo dạ dày cũng tăng nguy cơ phát triển bệnh.
Ung thư bao tử có lây truyền hay không?

Ung thư bao tử không lây truyền từ người này sang người khác qua bất kỳ con đường nào. Do vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn có trên 2 người mắc cùng loại ung thư dạ dày, và đặc biệt dưới 50 tuổi thì nên tầm soát ung thư dạ dày bởi 1 tỷ lệ nhỏ (khoảng 5-10%) bệnh ung thư là do di truyền.
Phương pháp điều trị cho ung thư bao tử


Ung thư bao tử là bệnh khó chữa trị, trừ khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu (trước khi ung thư lây lan). Tuy nhiên, đa số các trường hợp phát hiện muộn. Mặc dù vậy, những trường hợp phát hiện muộn vẫn có thể điều trị và chăm sóc giảm nhẹ, giúp kiểm soát bệnh và giảm triệu chứng. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật (cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày), những trường hợp không thể phẫu thuật thì phương pháp điều trị chính là hóa trị và xạ trị, hay kết hợp.
Chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư bao tử
Cần bao gồm đầy đủ các nhóm: chất đạm (thịt gia cầm, thịt nạc, cá, tôm..), chất béo không bão hòa (từ từ hạt cải dầu, dầu oliu, hạt ô liu, quả bơ), tinh bột (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…) và rau quả. Tốt nhất nên chuẩn bị cho người bệnh thức ăn mềm, hoặc nấu nhừ để người bệnh dễ hấp thu. Người bệnh nên ăn khoảng 6-7 bữa 1 ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh: thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, các loại quả chua (chanh, cam bưởi chua, dấm..), các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…), các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…), các loại thức ăn tăng tiết acid (các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc…).
Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp điều trị, bạn vui lòng mang đầy đủ hồ sơ bệnh án của người nhà tới Khoa Ung bướu – BV Thu Cúc để được đội ngũ bác sĩ giỏi từ Singapore tư vấn trực tiếp dựa trên tình trạng bệnh. Liên hệ 0907.245.888 để đặt lịch.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Có bầu bị nổi hạch có phải ung thư vú không


Trong quá trình chat online trực tuyến chúng tôi có gặp rất nhiều câu hỏi liên quan đến nổi hạch ở nách, ở cổ khi đang mang thai. Chúng tôi nhận thấy rằng  điều này khiến cho nhiều người lo lắng và bất an ảnh hưởng tới đời sống tinh thần và sức khoẻ.
Trước hết bạn không nên lo lắng quá. Hạch đóng vai trò như hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Hạch bình thường có kích thước từ vài mm, nhỏ dưới 1cm, mềm, dẹt, di động, nằm ở các vị trí như nách, cổ, ngực, bẹn…
Đang có thai nổi hạch có phải ung thư vú không?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nổi hạch nách:
  • Nhiễm trùng cánh tay, bàn tay ; nhiễm trùng vết thương phần ngực… khiến các hạch ngoại vi sưng, viêm và đau. Nhưng hạch nách sẽ sớm lặn và vô hại.
  • Lao, tuyến bã (mồ hôi): nguyên nhân gây bệnh lao hạch chủ yếu là do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis. Những trường hợp này bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
  • Tuyến vú phụ: vú phụ mọc lên trong thời kỳ có thai là hiện tượng bình thường, nhưng vì khá hiếm gặp, nên thường khiến các bà bầu hoang mang, sợ đó là khối u, hoặc nhầm là mụn bọc. Các vú “lạc chỗ” này thường nằm dọc từ nách đến háng và hay gặp nhất là ở nách. Có người chỉ có một bên vú phụ, nhưng cũng có người mọc ở cả hai bên nách. Khi có kinh hoặc đang có thai, vú này có thể hơi căng đau và đôi khi ứa sữa.


U xơ tuyến vú: trong vú có một hay nhiều cục u nhỏ bằng đầu ngón tay. Nguyên nhân phổ biến của bệnh là do hormone sinh dục tiết ra nhiều, xuất phát từ tình trạng mất cân bằng nội tiết estrogen, progesteron, prolactin.
  • Ung thư vú: ung thư vú giai đoạn đầu không có dấu hiệu rõ ràng. Ở những giai đoạn sau, người bệnh có thể thấy các triệu chứng như:
    + Chảy dịch ở núm vú, có thể là dịch trong, vàng trong, màu sậm giống máu.
    + Núm vú bị loét, rỉ dịch.
    + Núm vú bị co kéo tụt vào trong.
    + Sờ được một mảng lộm cộm trong vú hay cục u ở vú hay nách.
    + Da vú bị nhăn, sần vỏ cam
    + Da vú bị thay đổi hình dạng và màu sắc khác biệt so với bên vú kia.
    + Đau vú một hay nhiều nơi.
Đang mang thai khi có dấu hiệu bất thường nào cần phải đi khám ngay tại các cơ sở y tế tin cậy không nên ngồi nhà lo lắng ảnh hưởng tới tinh thần và sức khoẻ.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Ung thư trực tràng không mổ được không


Ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư rất phổ biến thường gặp ở cả năm và nữ. Những người ở độ tuổi trung niên thường hay mắc căn bệnh này. Nói chung, tâm lý của mọi người khi mắc ung thư đều rất lo sợ và nghĩ tới việc mình sẽ bị chết nên họ rất sợ. Thế nhưng mọi người không nghĩ rằng ung thư đại tràng nếu phát hiện kịp thời và phẫu thuật điều trị sớm sẽ có cơ hội khỏi rất cao.

Tuy nhiên, do suy nghĩ lạc hậu cổ hủ nên nhiều người khi được bác sĩ khuyên mổ sớm điều trị bệnh thì họ lại sợ không thực hiện. Họ còn nói rằng sợ là khi mổ sẽ biến chứng nhanh và nhanh chết hơn. Do đó nhiều người hỏi rằng ung thư đại tràng không mổ có được không 
xạ trị là phương pháp thay thế.

“Ung thư đại tràng không mổ có được không” không chỉ là thắc mắc của bạn mà còn của rất nhiều độc giả khác. Phẫu thuật (mổ) thường là phương pháp điều trị tốt nhất cho các bệnh ung thư nói chung, và ung thư đại tràng nói riêng, ở những giai đoạn đầu (từ I – III).  Đây là thủ thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng để loại bỏ các tổ chức ung thư. Đa số bệnh nhân được chỉ định cắt bỏ một phần đại tràng (phần đại tràng có chứa khối u và một phân đoạn nhỏ của ruột già bình thường ở hai bên sẽ được loại bỏ). Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đại tràng thường được chỉ định khi ung thư ở giai đoạn muộn hoặc phần đại tràng không có ung thư cũng bị ảnh hưởng bởi một số bệnh khác (viêm ruột, hoặc có rất nhiều polyp).
Ở giai đoạn muộn, việc điều trị ung thư đại tràng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp. Thông thường trường hợp còn phẫu thuật được sẽ thực hiện phẫu thuật sau đó điều trị hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư còn lại và ngăn chặn sự phát triển mới, và di căn.

Xạ trị có thể là phương pháp điều trị thay thế.
Chúng tôi chưa rõ là bạn bị chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn mấy, sức khỏe hiện tại của bạn ra sao. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn phẫu thuật, hoặc không đủ sức khỏe để tiếp nhân phẫu thuật thì các phương pháp thay thế là: hóa trị, xạ trị, hoặc hóa xạ trị đồng thời.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Chữa ung thư đại tràng ở đâu hiệu quả

Khi bị ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng chắc hẳn tất cả chúng ta đều nghĩ rằng nên chữa ở Viện K của nhà nước. Tuy nhiên vì tình trạng quá tải ở các viện công khiến nhiều người sợ hãi khi cho người nhà đến điều trị tại đây.

Vậy ngoài viện K ra có nơi nào điều trị ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng không đặc biệt nếu muốn điều trị bác sĩ ngoại phác đồ ngoại thì ở Việt có nơi nào đáp ưng được không? Câu trả lời cho các bạn đó là Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu cúc- Khoa ung bướu liên kết Sigapore các giáo sư hàng đầu Sing sẽ thăm khám và điều trị cho bệnh nhân trực tiếp tại  Khoa ung bướu Thu cúc.


Đối với ung thư đại tràng, bệnh nhân sẽ được khám và điều trị với TS.BS Zee Ying Kiat – bác sĩ tại Viện Ung thư Đại học Quốc gia, Singapore, và là bác sĩ chuyên gia điều trị ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Thu Cúc.
Là một bệnh viện tư được phép đăng ký bảo hiểm ban đầu tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc áp dụng chính sách bảo hiểm y tế cho người bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế về thanh toán bảo hiểm. Tại đây, chúng tôi áp dụng chính sách bảo hiểm một cách triệt để với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi nhất, đồng thời mang đến lợi ích tối đa cho khách hàng. Các thủ tục thanh toán cũng được thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp, không mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, Bệnhh viện có thể hỗ trợ thêm hoặc có một số chương trình ưu đãi đặc biệt khác nhằm tạo điều kiện cho người bệnh được khám chữa bệnh tại đây.
Chị vui lòng đưa người thân tới Bệnh viện Thu Cúc để được thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh hiện tại và tư vấn phương pháp điều trị cũng như mục tiêu điều trị cho trường hợp của chị bạn.
Ung thư không phải là căn bệnh tử thần Điều quan trọng nhất đó là cần phải phát hiện bệnh sớm khi bệnh chưa thể hiện triệu chứng bằng cách " tầm soát ung thư sớm" . Hãy chủ động bảo vệ sức khoẻ của chính mình. 

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng


Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm vì thường được phát hiện muộn. Phần lới khối u thường xuất phát ở những vị trí khó quan sát  và không thể hiện dấu hiệu sớm do đó nên khi phát hiện phần lớn cơ hội điều trị khỏi rất ít.

Chúng tôi tập hợp một số triệu chứng dưới đây, hy vọng các bạn sớm phát hiện nếu không may có bệnh trong người. Bên cạnh đó , theo các chuyên gia tự động tầm soát ung thư là cách tốt nhất để bạn tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh.

Khối u ở cổ
Thông thường, nếu mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, chúng ta cũng có thể thấy xuất hiện khối u ở cổ, và chúng nhanh chóng biến mất. Đó là do các tuyến bạch huyết mở rộng do phản ứng với nhiễm trùng, khi bệnh đã khỏi, các tuyến bạch huyết trở lại kích thước bình thường, và chúng ta không còn cảm thấy khối u. Tuy nhiên, nếu khối u này xuất hiện trong thời gian dài mà không biến mất, thì bạn nên đi khám vì có thể đây là dấu hiệu của ung thư vòm họng.
Khàn tiếng



Khàn tiếng là một triệu chứng tiềm ẩn của ung thư vòm họng. Khàn tiếng có thể do nhiễm virus, tuy nhiên tình trạng này sẽ thuyên giảm khi nhiễm trùng đã được đẩy lui. Nếu triệu chứng này kéo dài trong vài tuần thì người bệnh nên đi khám ngay. Dấu hiệu này liên quan tới nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư vòm họng.
Khó nuốt và đau họng

Khó nuốt, đau họng do viêm họng thường khỏi trong vài ngày, thậm chí  1 tuần. Nhưng nếu tình trạng tái diễn từ vài tuần tới vài tháng thì rất đáng lo ngại. Bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn tiến triển thường gây ra triệu chứng khó nuốt và đau họng. Đặc biệt tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng khi khối u lớn,.
Các triệu chứng khác
Tùy thuộc vào vị trí chính xác của ung thư vòm họng, một loạt các triệu chứng khác có thể biểu hiện. Ví dụ, nếu ung thư xâm lấn vào khí quản có thể khiến người bệnh thấy khó thở và thở khò khè. Ung thư vòm họng cũng có thể gây ra triệu chứng như ho ra đờm có lẫn máu. Nếu ung thư trong hộp thoại, sẽ gây ra tình trạng đau tai. Ở giai đoạn muộn, ung thư vòm họng có thể gây ra triệu chứng giảm cân.

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Ung thư dạ dày có lây qua ăn uống không

Trong quá trình trực tiếp tư vấn hỗ trợ Tổng đài giải đáp ung thư, chúng tôi nhận thấy rất nhiều người hoang mang lo sợ ung thư sẽ lây nhiễm. Vì quá nhiều người e dè khi tiếp xúc với bệnh nhân ung thư nên chúng tôi chia sẻ một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.

Ung thư dạ dày có lây qua ăn uống không?

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), chế độ ăn uống không hợp lý, di truyền, viêm dạ dày mãn tính, hút thuốc lá, thiếu máu ác tính… là những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ở Việt Nam, con số thống kê tại một bệnh viện cho thấy có 30% người mắc ung thư dạ dày không có HP và 70% số người này có kết quả dương tính với vi khuẩn HP.
Ung thư dạ dày không lây qua đường ăn uống nhưng vi khuẩn HP thì có. HP có thể lây lan qua các đường: miệng – miệng (qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con…); dạ dày – miệng (trào ngược dạ dày – thực quản đưa HP từ dạ dày lên miệng, bám vào mảng cao răng gây lây nhiễm qua đường miệng)… Nhiễm khuẩn HP làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày có di truyền không?

Bệnh ung thư dạ dày không di truyền nhưng trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của các thành viên còn lại. Do vậy, việc tầm soát ung thư dạ dày là rất cần thiết nhằm sớm phát hiện những bất thường, tổn thương tiền ung thư để điều trị kịp thời.

Chính vì thế nên khi  chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày tốt nhất chúng ta không dùng chung thìa bát, cùng chung thức ăn vì có nguy cơ lây Virut HP.

Đặc biệt khi trong nhà có người bị bệnh ung thư thì  Chúng ta cũng nên chủ động tầm soát ung thư dạ dày sớm để chủ động phát hiện sớm bệnh sớm nếu không may mang mầm bệnh trong người do di truyền. 
Ung thư không phải là bệnh treo án tử nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi mắc bệnh.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Nhưng triệu chứng của ung thư đại trực tràng

Thời gian gần đây nhiều người trẻ tử vong vì ung thư trực tràng. Điều này khiến cho người trẻ lo lắng vì độ tuổi ung thư trực tràng trẻ hoá. Đặc biệt xuất hiện ở nam giới hơn nữ giới tỉ lệ này cao hơn hẳn.

Chính vì thế nên rất nhiều nam giới đã chủ động đi tầm soát ung thư trực tràng dù chưa tới tuổi 40.Đó là một quyết định sáng suốt phát hiện sớm cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn  rất cao. Nếu bạn chưa đi tầm soát ung thư mà thấy một vài triệu chứng dưới đây ngay lập tức phải đi khám bệnh ngay , vì có thể bạn đã bị mắc ung thư đại trực tràng:



  • Thay đổi trong các hoạt động ruột (tiêu chảy hoặc táo bón)
  • Cảm thấy rằng ruột không trống rỗng hoàn toàn
  • Thấy máu (hoặc màu đỏ tươi hoặc rất sẫm) trong phân.
  • Thấy phân hơn so với bình thường
  • Thường xuyên thấy đau hoặc co thắt ruột do đầy hơi, hoặc cảm giác đầy bụng hoặc chướng bụng
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc
  • Thấy buồn nôn hoặc nôn
Khi có các triệu chứng trên, bạn nên tìm đến các bệnh viện chuyên khoa để được khám và chẩn đoán. Trước tiên, bạn có thể được nội soi đại trực tràng, nếu phát hiện những bất thường như polip, hay tổ chức ung thư thì bác sỹ sẽ thực hiện sinh thiết (lấy mẫu tế bào kiểm tra xem có phải ung thư hay không) và một số thủ thuật khác được thực hiện nếu chẩn đoán ung thư đó là xem xét giai đoạn ung thư và xem ung thư đã di căn hay chưa.



Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề tầm soát ung thư

Ai cũng biết rằng bệnh ung thư  rất hiểm thể hiện triệu chứng ở những giai đoạn đầu, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở những giai đoạn nặng cơ hội chữa khỏi bệnh đã không còn nữa. Cơ hội chỉ dành cho những người may phát hiện ra ung thư ở giai đoạn sớm Chính vì thế chủ động đi khám tìm kiếm ung thư sớm nếu có chính là việc làm có tên gọi chuyên môn là tầm soát ung thư.
Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc xung quanh vấn đề tầm soát ung thư được Ths- BS Nguyễn Minh Hương- Khoa ung bướu bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc giải đáp.

Bao nhiêu tuổi thì nên tầm soát ung thư vú, có thai có nên khám không? Với gói tầm soát ung thư vú, Bao lâu nên đi khám lại?
Tự khám vú tại nhà là 1 trong những cách hiệu quả giúp phát hiện khối u ở vú, được khuyến khích cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ trên 40 cần thực hiện tầm soát ung thư vú với các xét nghiệm chuyên sâu như siêu âm vú, chụp X-quang tuyến vú, vv… nhằm phát hiện sớm các bất thường, khối u ở vú. Nếu không phát hiện bất thường, người bệnh nên thực hiện 1 năm/ lần. Phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào mà đang gặp các triệu chứng bất thường như nổi u cục, da mẩn đỏ, ngực sưng to, vv… nên đi khám ngay. Có nhiều trường hợp, chưa đến 1 năm nên không đi khám mặc dù đang có triệu chứng bất thường, như vậy là sai lầm.
Phụ nữ có thai không được khuyến khích tầm soát ung thư vú, nhưng như đã nói ở trên, bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường thì phải đi khám ngay. Có rất nhiều trường hợp ung thư vú xảy ra ở người mang thai, cho con bú. Những bệnh nhân này thường đi khám khi phát hiện cục u ở vú, nhưng nếu không khám ở các bệnh viện chuyên về ung thư, thì các bác sĩ có thể cho rằng do tắc tia sữa (ở những mẹ đang cho con bú) hoặc do tuyến vú đang phát triển (trong quá trình mang thai) nên không chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu, vì vậy sẽ bỏ qua ung thư.
Tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào cần thực hiện? Có nơi nói từ 21, có nơi nói sau quan hệ tình dục, có nơi nói 30 tuổi? Bác sĩ có thể tư vấn?
Tỷ lệ nhiễm HPV – nguyên nhân chính dẫn tới ung thư cổ tử cung rất cao ở những người đã quan hệ, còn người chưa quan hệ tình dục rất hiếm mắc bệnh. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích những người đã, từng quan hệ tình dục – cho tới 65 tuổi nên tầm soát ung thư cổ tử cung. Những phụ nữ còn trinh tiết không cần khám tầm soát. Những người đã tiêm phòng HPV vẫn cần tầm soát bệnh.
Tầm soát ung thư phổi nếu tầm soát và phát hiện bệnh có chữa trị được ko? Sau chữa trị, người bệnh sống tối đa là bao nhiêu năm?
Nếu phát hiện sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn và cơ hội sống cao hơn. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn 1 là trên 50%. Phát hiện muộn ở giai đoạn cuối chỉ sống được 4-6 tháng, nếu có điều trị là 1-2 năm.
Cháu 25 tuổi, bị bệnh dạ dày cách đây hơn 10 năm và mới đây có phát hiện dương tính với vi khuẩn HP, mà cháu thấy HP là nguyên nhân gây viêm loét và ung thư dạ dày. Vậy xin bs cho biết giờ cháu cần tầm soát ung thư dạ dày chưa?

Khuyến cáo trên 40 tuổi cần tầm soát ung thư.
Trường hợp của bạn nên tầm soát ung thư dạ dày. Những người bị viêm loét nên làm sinh thiết vết loét xem có tế bào ung thư hay không. Có 1 trường hợp khám tại khoa Ung bướu khi có dấu hiệu đau bụng 1 cơn, người bệnh cảm thấy bất thường. Sau khi nội soi dạ dày thì phát hiện vết loét 1,5cm. Bình thường, các bác sĩ sẽ bỏ qua, tuy nhiên chúng tôi nghi ngờ ung thư vì người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP, nên yêu cầu sinh thiết, và kết quả là ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Sau khi làm phẫu thuật, người bệnh không cần điều trị gì thêm vì rất may mắn phát hiện ở giai đoạn đầu.
Trước khi tầm soát ung thư có phải chuẩn bị gì không?

Nên đi khám tầm soát ung thư vú sau khi sạch kinh khoảng 5 ngày, vì đó là thời điểm vú mềm nhất.
Tùy từng loại ung thư. Ví dụ đối với các loại ung thư phụ khoa như cổ tử cung thì nên khám sau khi sạch kinh khoảng 5 ngày. Đối với ung thư vú cũng vậy, không nên đi khám khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt vì khi đó vú có thể căng cứng, dẫn tới kết quả không chính xác. Thời điểm tốt nhất để tầm soát ung thư vú là sau sạch kinh 5 ngày – vú ở trạng thái mềm nhất.
Đối với ung thư dạ dày, đại tràng có thể cần thụt tháo, nhịn ăn. Tốt nhất người bệnh nên gọi điện trước để được tư vấn.
Đối với nói chung các gói tầm soát ung thư tại Thu Cúc, người bệnh cần nhịn ăn trước khi khám khoảng vài tiếng để có thể làm các xét nghiệm máu cơ bản, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe.
Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài có gây ung thư vòm họng không? Trường hợp này nên tầm soát bệnh nào?
Trào ngược dạ dày chắc chắn sẽ gây viêm họng, còn ung thư vòm họng thì không chắc chắn. Trường hợp này nên tầm soát ung thư vòm họng, dạ dày – thực quản.
80 tuổi mới phát hiện ra ung thư liệu có chữa kịp không? Hoặc có nên tác động ngoại khoa?
Vẫn có thể nếu sức khỏe tốt. Thường là không điều trị, hoặc chăm sóc giảm nhẹ.
Hiện nay có nhiều gói tầm soát ung thư. Vậy bác sĩ Hương có thể tư vấn, với tình trạng nào thì chọn gói tầm soát ung thư nào không? 
Nói chung, độ tuổi khuyến khích nên tầm soát ung thư là từ trên 40. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ mắc ung thư ngày càng trẻ hóa, do vậy dưới 40 tuổi vẫn nên tầm soát ung thư, đặc biệt là: gia đình có người mắc ung thư, từng xạ trị vào ngực, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, bị viêm gan B, C, bị hội chứng đa polyp tuyến, vv… Ai có nguy cơ cao đối với bệnh nào thì nên tầm soát bệnh đó. Người từ 25-40 tuổi có thể tầm soát những bệnh ung thư thường gặp nhất.
Khi khám tầm soát ung thư, bác sĩ sẽ hỏi thăm bệnh sử, thăm khám lâm sàng, vv… từ đó sẽ tư vấn cho bạn nên tầm soát bệnh ung thư nào là hợp lý. Trước tiên đi khám sẽ hỏi có hay khám sk ko, có bệnh gì bất thường không, gia đình có ai mắc ung thư hay bệnh đặc biệt nào không?, vv… sau đó sẽ khuyên làm gói nào là hợp lý.
Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng rất nhiều gói tầm soát ung thư, phù hợp cho nam, nữ, với nhiều độ tuổi và nguy cơ khác nhau. Để biết thêm thông tin về các gói khám, xem thêm TẠI ĐÂY