khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Bệnh ung thư đại tràng có lây không

Khi trong gia đình có người mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng thì tất cả mọi người trong gia đình đều lo lắng cho tính mạng người bệnh. Bên cạnh đó nhiều người cũng đặt ra nghi vấn ung thư đại tràng có lây không.

Trước hết Ai cũng nên biết rằng ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng không lây qua tiếp xúc bình thường bên ngoài. Có một số bệnh ung thư mà nguy cơ gây bệnh mới lây nhiễm chứ bản chất bệnh không lây. Như virut Viêm gan B nguy cơ ung thư gan, Virut SP nguy cơ ung thư dạ dày...
Bệnh ung thư Đại tràng không có yếu tố nguy cơ lây nhiễm.

Để phòng tránh bệnh ung thư cần làm những việc sau:

- Ung thư đại tràng không lây nhưng có tính chất di truyền. Trong gia đình có người mắc bệnh thì các thành viên khác nên chủ động đi khám tầm soát ung thư sớm.


Bệnh cạnh đó điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh:
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động, chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại rau và trái cây, ngũ cốc, tránh thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, thịt chế biến sẵn.
  • Tập thể dục hàng ngày giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật trong đó có ung thư đại tràng.
  • Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào khác thường như thấy máu trong phân, hoặc sự thay đổi về hình dạng, màu sắc bất thường của phân, thay đổi thói quen đại tiện, vv… hãy đi khám sớm vì đó có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng.
  • Tầm soát ung thư đại trực tràng: tầm soát bệnh định kỳ bằng phương pháp nội soi có thể phát hiện tăng trưởng gọi là polyp và loại bỏ hoàn toàn trước khi chúng có cơ hội trở thành ung thư. Các xét nghiệm khác như xét nghiệm tìm máu trong phân, chất chỉ điểm ung thư, vv… cũng có thể giúp phát hiện bệnh sớm và tăng cơ hội điều trị thành công.
Đối tượng được khuyến khích tầm soát ung thư đại trực tràng bao gồm: những người từ 40 tuổi trở lên; dưới 40 tuổi nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư đại tràng, có hội chứng đa polyp tuyến, bệnh Crohn; những người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư đại tràng…

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Cắt Polyp đại tràng ngăn chặn biến chứng ung thư

Ung thư đại tràng phần lớn đều bắt nguồn từ những biến chứng của các Polyp đại trực tràng. Chính vì thế khi phát hiện ra có Polyp đại tràng Bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên người bệnh nên cắt bỏ để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của nó.
Bản chât Polyp lành tính nhưng với nhưng polyp to phát triển bất thường cần được phẫu thuật cắt bỏ để phòng biến chứng. Đôi khi, nó có thể gây ra triệu chứng là xuất hiện máu trong phân, hoặc phân có màu đen, sọc đỏ. Tuy nhiên, đa số polyp được phát hiện thông qua các phương pháp sàng lọc định kỳ, hoặc người bệnh đi nội soi đại trực tràng vì lý do nào đó. Hầu hết các polyp đều lành tính và sẽ không phát triển thành ung thư.

Tuy nhiên, một loại được gọi là polyp u tuyến, có thể trở thành ung thư. Sự thay đổi di truyền trong những khối u này dẫn đến những thay đổi về sự tăng trưởng, làm cho chúng nhân lên một cách mất kiểm soát. Thống kê cho thấy một người mắc bệnh có ba polyp trở lên thì khả năng chuyển sang ung thư có thể lên đến 15 – 20% và những polyp có kích thước to từ 1cm trở lên, khả năng chuyển sang ung thư cũng đến 10-15%.Để hình thành ung thư, các nhà nghiên cứu cho rằng, phải mất ít nhất 5 năm.
Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta nên tầm soát ung thư đại trực tràng từ tuổi 40, hoặc sớm hơn nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình có tiền sử bị bệnh polyp hoặc ung thư đại tràng. Trong quá trình tầm soát bệnh, nếu phát hiện polyp thường các bác sĩ sẽ loại bỏ, đề phòng nguy cơ phát triển thành ung thư.
Lối sống có ảnh hưởng nhiều  tác động tới nguy cơ ung thư
Nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá, uống rượu nhiều, lối sống không lành mạnh và thừa cân làm tăng sự hình thành polyp, do vậy thay đổi lối sống có thể phần nào giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể tham khảo 1 số phương pháp phòng bệnh dưới đây:

  • Chế độ ăn giàu chất xơ với nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu
  • Nên ăn các thực phẩm ít chất béo, tốt nhất là chất béo từ thực vật như dầu oliu. Bằng cách này, có thể giảm sự hình thành polyp hoặc làm chậm sự phát triển của polyp, hay ngăn chặn sự chuyển tiếp từ lành tính sang ung thư.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.
  • Cung cấp đủ Canxi và Vitamin D.
  • Tăng cường vận động, thể dục thể thao
  • Khám sức khỏe định kỳ, nội soi đại trực tràng từ trên 40 tuổi hoặc sớm hơn nếu gia đình có tiền sử ung thư đại trực tràng hoặc polyp.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Những triệu chứng ung thư vòm họng nhất định nênn biết

Ung thư vòm họng được quan tâm đến nhiều hơn bởi thời gian gần đây có nhiều người trẻ tuổi mắc căn bệnh này. Bên cạnh đó rất nhiều người mắc bệnh đường hô hấp mũi họng nên lo sợ đó là ung thư vòm họng.

Một số dấu hiệu điển hình dưới đây sẽ giúp các bạn phân biệt được dấu hiệu ung thư vòm họng phần nào giải toả những lo lắng không đáng có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

1. Phân biệt viêm đường hô hấp với ung thư vòm họng

Thông thường, nếu mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, chúng ta cũng có thể thấy xuất hiện khối u ở cổ, và chúng nhanh chóng biến mất. Đó là do các tuyến bạch huyết mở rộng do phản ứng với nhiễm trùng, khi bệnh đã khỏi, các tuyến bạch huyết trở lại kích thước bình thường, và chúng ta không còn cảm thấy khối u. Tuy nhiên, nếu khối u này xuất hiện trong thời gian dài mà không biến mất, thì bạn nên đi khám vì có thể đây là dấu hiệu của ung thư vòm họng.




2. Dấu hiệu khàn tiếng kéo dài- khác với khàn tiếng do nói nhiều, viêm họng

Khàn tiếng là một triệu chứng tiềm ẩn của ung thư vòm họng. Khàn tiếng có thể do nhiễm virus, tuy nhiên tình trạng này sẽ thuyên giảm khi nhiễm trùng đã được đẩy lui. Nếu triệu chứng này kéo dài trong vài tuần thì người bệnh nên đi khám ngay. Dấu hiệu này liên quan tới nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư vòm họng.

3. Triệu chứng điển hình tiếp theo: Khó nuốt và đau họng

Khó nuốt lâu ngày kèm theo đau họng đừng chủ quan vì đây có thể do khối u chèn ép gây khó nuốt và đau.

Khi có những dấu hiệu ung thư vòm họng nói trên  chứng tỏ nguy cơ mắc ung thư vòm họng đã rất. Để hạn chế tối đa những biến chứng có thể cướp đi tính mạng nếu mang mầm bệnh ủ trong người, các Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên chủ đồng khám tầm soát ung thư sớm.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Lợi ích lớn của việc chủ động khám ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là căn bệnh ung thư khiến cho giới trẻ lo sợ ảnh hưởng tới tâm lý nhiều người khi gần đây nhiều người trẻ mắc bệnh này. Căn bệnh dễ tử vong do không có triệu chứng ở giai đoạn sớm.

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu để phát hiện sớm ung thư vòm họng cách duy nhất hiệu quả đó là chủ động đi khám tầm soát ung thư phát hiện sớm bệnh ngay khi cơ thể khoẻ mạnh hoàn toàn không có dấu hiệu bất thường nào.




Tầm soát ung thư vòm họng sớm có lợi ích gì?
Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư rất khó phát hiện sớm bằng việc thăm khám thông thường, vì vị trí vòm họng gây không ít khó khăn khi thăm khám nên phải áp dụng phương pháp nội soi đường mũi. Bên cạnh đó, bệnh không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn khởi phát nên thường bị nhẫm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý tai – mũi – họng thông thường như xoang, viêm mũi, viêm tai… Khi các triệu chứng biểu hiện rõ ràng hơn là lúc khối u đã phát triển và xâm lấn. Việc điều trị lúc này vô cùng khó khăn.

Tầm soát ung thư vòm họng giúp phát hiện ung thư sớm, kiểm soát và ngăn chặn tế bào ung thư di căn. Qúa trình điều trị nhờ đó cũng ít xâm lấn, ít đau đớn và giảm thiểu chi phí. Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, có tới 70-90% bệnh nhân bị ung thư vòm họng có thể kéo dài cuộc sống trên 5 năm. Còn nếu phát hiện muộn, tỷ lệ này sẽ chỉ còn 15-30%.
Tầm soát ung thư vòm họng như thế nào?

Các xét nghiệm giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng bao gồm: thăm khám lâm sàng, nội soi vòm mũi họng. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, cần tiến hành lấy sinh thiết mô từ vòm họng để xét nghiệm giải phẫu bệnh học và nhận dạng mức độ biệt hóa của khối u. Ngoài ra, nếu phát hiện khối u hoặc nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm sàng lọc ung thư chuyên sâu như chụp cắt lớp (PET/CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) kết hợp với các xét nghiệm sinh hóa khác để đánh giá khả năng di căn của khối u.

Như vậy lợi ích không thể phủ nhận của việc khám tầm soát ung thư vòm họng đó là có thể cứu cả tính mạng của một người khi được phát hiện sớm ung thư vòm họng và được điều trị kịp thời đúng phương pháp.


Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Ung thư cổ tử cung có di truyền không

Bệnh ung thư cổ tử cung có di truyền không đó là mối quan tâm của nhiều người. Đặc biệt khi trong nhà có người thân bị bệnh ung thư  này thì lại vô cùng lo lắng. Không biết rằng bệnh này di truyền như thế nào.

Theo các bác sĩ Chuyên khoa ung bướu: Ung thư cổ tử cung nói riêng và ung thư nói chung có tính chất di truyền nhưng  theo một tỉ lệ nhất định. Không nên vì có người thân đã từng mất vì ung thư mà lo lắng quá ảnh hưởng tới cuộc sống. Nên chủ động phòng tránh cũng như khám tầm soát ung thư.


Tiếp theo đến cơ hội sống của bệnh ung thư cổ tử cung:

Tỷ lệ chữa khỏi bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bệnh được phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao. Điều đáng buồn là đa số bệnh nhân tìm đến điều trị khi đã ở giai đoạn muộn (khoảng 2/3 số người biết mình mắc bệnh khi đã ở giai đoạn 3-4) nên khả năng chữa khỏi hoàn toàn rất thấp.
Tỷ lệ sống của ung thư cổ tử cung 5 năm là 92%, từ 80 – 90% cho giai đoạn 1, 50 – 65% cho giai đoạn 2, Chỉ có 25 đến 35 phần trăm phụ nữ ở ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 Phần trăm với ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối còn sống sau 5 năm. Thông thường đến giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ với mục tiêu là kéo dài  sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống (giảm bớt các triệu chứng đau đớn).
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như không có các triệu chứng. Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, bạn nên đi tầm soát bệnh định kì 1 năm 1 lần và ít nhất 3 năm 1 lần cho tới khi 65 tuổi đối với những người có kết quả bình thường. Đối với người có nguy cơ cao cần được làm xét nghiệm hàng năm.

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Kim woo bin mắc ung thư vòm họng nguy hiểm thế nào.

Giới trẻ Hàn Quốc cũng như showbiz Hàn vừa mới chao đảo bởi thông tin diễn viên tài tử Kim Woo Bin mắc căn bệnh hiểm ung thư vòm họng. Không dừng lại trong nước mà xôn xao cả giới trẻ các nước châu á trong đó có Việt Nam.

Vậy căn bệnh ung thư vòm họng mà tài tử này mắc phải nguy hiểm như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi lời giải đáp của các Bác sĩ Khoa ung bướu Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu cúc.




Đến giai đoạn tiến triển, các triệu chứng ung thư vòm họng thường xuất hiện cùng một lúc và cấp độ nghiêm trọng sẽ tăng dần:
  • Nhức đầu lan tỏa, âm ỉ, thường ở một bên, cơn đau tăng dần, có thể tới mức dữ dội
  • Ngứa rát họng
  • Ù tai, đa số một bên, ù như tiếng ve kêu, ù tăng dần
  • Khả năng nghe kém dần
  • Ngạt mũi một bên lúc nặng lúc nhẹ, đôi khi ra máu mũi
  • Nổi hạch cổTiến triển nhanh chóng
Ung thư vòm họng tiến triển rất nhanh chóng. Nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời, khối u ác tính xâm lấn tới các cơ quan trong cơ thể và đe dọa tính mạng người bệnh. Các giai đoạn của ung thư vòm họng bao gồm:
Giai đoạn 1: ung thư mới bắt đầu rất nhỏ, chưa lây lan đến các hạch bạch huyết
  • Giai đoạn 2: khối ung thư đã tăng lên đến 5-6 cm và các tế bào đã bắt đầu quá trình tăng lên đáng kể
  • Giai đoạn 3: ung thư vòm họng đã phát triển và đã bắt đầu lan tràn đến các khu vực khác, kích thước của khối u đã tăng lên
  • Giai đoạn cuối: khối u đã lan đến môi và miệng, phá hủy các hạch bạch huyết. Khối u có thể lây lan đến các hạch bạch huyết ở phía bên kia, mỗi hạch bạch huyết có thể có khối u lớn đến 6 cm.
Căn bệnh ung thư vòm họng là bệnh ung thư nguy hiểm do giai đoạn sớm ít có dấu hiệu. Đặc biệt nghiêm trọng hơn khi bệnh ung thư này thường gặp ở người trẻ tuổi. Chính vì thế giới trẻ vừa thương cho căn bệnh của Nam tài tử  nhưng cũng dấy lên làn sóng sợ hãi về căn bệnh ung thư này khi nhiều người trẻ mặc bệnh trong thời gian gần đây.

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Phụ nữ nhiễm HPV phải làm sao

Vi rút HPV là nguyên nhân  gây ra ung thư cổ tử cung. Vậy khi dương tính với HPV chị em cần phải gì? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm cần tìm câu trả lời.

Theo các Bác sĩ Ung bướu tại bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc  bất cứ ai cũng có thể nhiễm HPV một lần trong đời và nhiễm HPV không đồng nghĩa với việc mắc ung thư cổ tử cung. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng HPV là lành tính (HPV nguy cơ thấp 6, 11, 40, 42, 43, 44, 53, 54, 61, 72, 73 và 81). Trong đó, các loại HPV 6 và 11 có liên quan đến các trường hợp mụn cóc trên các vùng của cơ thể bao gồm cả bàn tay, bàn chân và bộ phận sinh dục. Chỉ có một số loại HPV nguy cơ cao gây ra sự thay đổi của tế bào, có thể dẫn tới ung thư như: 16, 18, ​​31, 33, 45, 52 và 58.


Dương tính với HPV phải làm sao?
  • Nếu dương tính với HPV nguy cơ thấp: nếu bạn nhiễm HPV nguy cơ thấp và đã có xuất hiện mụn cóc sinh dục thì cần đến các cơ sở y tế uy tín điều trị bệnh sớm. Các phương pháp điều trị là: các phương pháp vật lý (đốt laser, hoặc đốt điện, áp lạnh) và các thuốc bôi tại chỗ.

Nhiễm HPV nguy cơ cao không có nghĩa là bạn đã mắc ung thư cổ tử cung nhưng chắc chắn rằng nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn người bình thường.
  • Nếu dương tính với 1 chủng HPV nguy cơ cao: điều này không có nghĩa là bạn đã mắc ung thư cổ tử cung nhưng chắc chắn rằng nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn người bình thường. Do vậy, bác sĩ thường khuyên nên làm thêm xét nghiệm Pap để phát hiện sự thay đổi của tế bào cổ tử cung, tiền ung thư, ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, từ đó sẽ có phương pháp điều trị tốt nhất. Những người từ 21-29 tuổi, đã quan hệ tình dục được khuyến khích nên làm xét nghiệm 
Như vậy khi nhiễm HPV có nguy cơ cao bạn cũng không có phương pháp điều trị để diệt virrut này cần phải làm thêm xét nghiệm Pap cũng như tiến hành xét nghiệm này định kỳ thường xuyên hơn người không bị dương tính HPV.

Theo các chuyên gia phụ nữ  từ 21 tuổi trở lên có quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm HPV, pap để phát hiện sớm  ung thư Cổ tử cung.