khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Nội soi thực quản để làm gì

Bệnh ung thư thực quản có tiên lượng điều trị không tốt vì đa số người bệnh khi phát hiện đều đã ở giai đoạn muộn. Chính vì thế các bác sĩ khuyến cáo những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư này nên chủ động khám tầm soát ung thư thực quản.

Nội soi thực quản là một trong những thủ thuật được chỉ định khi chẩn đoán nhưng bệnh về thực quản, đặc biệt trong khám tầm soát ung thư thực quản.

Thực quản là ống tiêu hóa chứa thức ăn và các chất lỏng đi từ họng xuống dạ dày. Đây là một bộ phận dễ bị tổn thương của cơ quan tiêu hóa. Nội soi thực quản giúp bác sĩ quan sát trực tiếp toàn bộ bên trong thực quản và đây là phương pháp kiểm tra có hiệu quả nhất trong việc chẩn đoán ung thư thực quản.


Nội soi thực quản để làm gì? Câu trả lời nằm ở một số mục đích dưới đây:
  • Phát hiện những tổn thương ở vùng thực quản
  • Kiểm tra những dấu hiệu, biểu hiện bất thường để chẩn đoán sớm, chính xác ung thư thực quản.
  • Theo dõi mức độ tiến triển của các khối u
Hiện nay, có ba phương pháp nội soi thực quản là nội soi thường, nội soi gây mê và nội soi đường mũi. Trái với phương pháp nội soi không gây mê, nội soi thực quản gây mê giúp người bệnh không có cảm giác khó chịu, buồn nôn hay đau đớn khi đưa ống nội soi vào hoặc rút ống nội soi ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nội soi phù hợp
mời bạn tham khảo: khám tầm soát ung thư 

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Bệnh viêm đại tràng là gì

Bệnh viêm đại tràng  có nguy hiểm đến tính mạng không? Những triệu chứng viêm đại tràng như thế nào được nhiều người quan tâm. Vậy hãy cùng trang bị thêm cho mình kiến thức về căn bệnh  để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm của lớp lót bên trong đại tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tương ứng với từng nguyên nhân thì triệu chứng bệnh cũng không giống nhau. Khi có những biểu hiện bất thường như dưới đây bạn cần đi khám ngay.
  • Viêm đại tràng do nhiễm vi khuẩn hoặc virut
Các loại vi khuẩn gây viêm đại tràng như Shigella, E Coli, Salmonella… chúng thường gây ra triệu chứng có máu trong phân hoặc tiêu chảy gây mất nước nghiêm trọng.
Viêm đại tràng là tình trạng viêm của lớp lót bên trong đại tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Viêm đại tràng là tình trạng viêm của lớp lót bên trong đại tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Ngoài ra, viêm đại tràng giả mạc là do vi khuẩn C.difficile gây ra. Bệnh thường gặp ở những người điều trị bằng kháng sinh kéo dài. Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có lợi bên trong đại tràng khiến cho vi khuẩn có hại hoạt động mạnh gây độc tốt. Người bệnh sẽ có triệu chứng sốt, đau bụng… dấu hiệu viêm đại tràng
  • Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ
Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ cũng có thể xuất phát do nguyên nhân xoắn ruột hoặc thoát vị bẹn. Những người có nguy cơ giảm lượng máu cung cấp cho đại tràng, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có thể xảy ra khi huyết áp giảm. Người bệnh sẽ đau bụng dữ dội, sốt và đi ngoài ra máu.
  • Bệnh viêm ruột
Có 2 loại bệnh viêm ruột là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
Viêm loét đại tràng bắt đầu ở trực tràng và dần lan ra toàn bụng. Triệu chứng gồm đau bụng, đi ngoài ra máu.
Bệnh Crohn có thể liên quan đến bất cứ bộ phận nào của ống tiêu hóa từ miệng đến hậu môn.
  • Viêm đại tràng do hóa chất
Khi tiếp xúc lâu dài với hóa chất độc hại như thực phẩm bẩn, hóa chất trong rau củ quả… lâu ngày sẽ gây viêm và làm tổn thương đại tràng.
Chế độ ăn uống không khoa học học hoặc nhiễm hóa chất lâu ngày cũng gây viêm đại tràng
Chế độ ăn uống không khoa học học hoặc nhiễm hóa chất lâu ngày cũng gây viêm đại tràng
  • Viêm đại tràng do thuốc
Nếu lạm dụng thuốc hoặc dùng không đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể gây viêm đại tràng.
Bệnh viêm đại tràng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển thành mạn tính, khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát.

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Khoai tây tím giúp ngừa ung thư đại tràng

Bệnh ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên gia, bệnh hoàn toàn có thể phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh bằng việc khám tầm soát ung thư sớm.

Ngoài ra điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học điều độ cũng là cách phòng bệnh ung thư đại tràng tốt nhất. Trong đó bổ xung khẩu phần ăn thêm nhiều rau xanh, củ quả tươi, giảm lượng thịt đỏ, giảm ăn độ chiên nướng ... cũng là một cách tốt phòng bệnh ung thư.

Trong một số những thực phẩm tốt cho việc phòng ngừa ung thư đại tràng có  Khoai tím ngừa ung thư rất tốt đã được khoa học chứng mình.

Theo Medical News Today đưa tin, các nhà nghiên cứu nhận thấy việc bổ sung chế độ ăn giàu calo (HCD) với khoai tây tím đã làm giảm mức interleukin-6 (IL-6) – một loại protein liên quan tới viêm sưng, một điều kiện làm tăng ung thư đại tràng. Do đó, có thể giúp phòng ngừa ung thư đại tràng.
Đồng tác giả nghiên cứu Jairam K.P. Vanamala, giáo sư ngành thực phẩm tại Đại học tiểu bang Pennsylvania (Mỹ), và các đồng nghiệp cho biết rằng, kết quả này càng củng cố thêm cho kết quả nghiên cứu khác, rằng ăn nhiều loại rau của quả sẽ làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Các nghiên cứu cho thấy những thay đổi về chế độ ăn uống – như giảm lượng thịt và tăng lượng tiêu thụ ngũ cốc, trái cây và rau xanh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Giáo sư Vanamala và nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những loại trái cây và rau củ có màu rực rỡ có thể giúp thúc đẩy sức khỏe của đại tràng tốt hơn.
Nghiên cứu được thực hiện thí nghiệm trên loài heo, những con heo này được cho ăn 3 khẩu phần khoai tây tím trong 13 tuần. Trong khoai tây tím và các loại trái cây, rau củ nhiều màu sắc có chứa dinh dưỡng cao hơn nhiều so với các loại khác. Theo các nhà nghiên cứu, khoai tây tím giàu axit phenolic và anthocyanins. Khoai tây trắng cũng có các hợp chất hữu ích, nhưng khoai tây tím có nồng độ các hợp chất chống viêm, chống oxy hóa cao hơn, do đó nó có đặc tính chống ung thư.
Sau 13 tuần, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra mô tế bào đại tràng ở động vật để xác định xem mỗi loại thức ăn có ảnh hưởng như thế nào đến biểu hiện gen và mức độ viêm của chúng. Phân tích cho thấy so với đàn heo không ăn khoai tây tím, những con heo chỉ ăn HCD tăng mức IL-6 gấp 6 lần so với nhóm đối chứng.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Biểu hiện của bệnh ung thư thực quản

Bệnh ung thư thực quản thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh cũng có tiên lượng điều trị kém tỉ lệ bệnh nhân tử vong tương đương với con số được phát hiện mới.

Thông thường  khi có triệu chứng ung thư thực quản bộc phát ra người bệnh mới thấy khó chịu và đi khám. Có những người dấu hiệu đã rõ ràng rồi nhưng vẫn chủ quan để bệnh nặng thêm

Dưới đây là một số dấu hiệu ung thư thực quản:

Khó nuốt
ung-thu-thuc-quan-bieu-hien-the-nao
Khó nuốt là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất, nhưng nhiều người không nhận thấy do nó phát triển từ từ. Ban đầu, người bệnh có xu hướng thích ăn thức ăn mềm hơn, và nhai thức ăn cứng lâu hơn, người bệnh thường cảm thấy nghẹn ở cổ. Khi bệnh tiến triển, người bệnh dần dần cảm thấy khó khăn khi nuốt tất cả các loại thực phẩm.
Nôn
Thường thấy ở giai đoạn muộn, khi khối u tăng kích thước làm chít hẹp lòng thực quản. Nôn xuất hiện khi biểu hiện nuốt nghẹn đã rõ rệt. Nôn có thể xảy ra trong bữa ăn ngay sau khi ăn. Chất nôn là thức ăn vừa mới ăn vào còn nguyên cả hạt cơm, hạt cháo không có lẫn dịch vị. Có thể có vài tia máu nhỏ trong chất nôn.
Đau ngực có thể liên quan tới nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư thực quản. Khi ung thư lan đến xương ức sẽ gây ra cơn đau ngực. Khối u có thể dẫn đến co thắt thực quản, gây đau đớn.
Có thể bạn quan tâm: nguyên nhân gây ung thư thực quản
Ho mạn tính
Ho kéo dài hơn một tháng là dấu hiệu của ung thư thực quản. Đặc biệt, cơn ho xảy ra sau khi nuốt một thứ gì đó.
ung-thu-thuc-quan-bieu-hien-the-nao
Ho kéo dài hơn một tháng là dấu hiệu của ung thư thực quản.
Đau lưng và đau họng
Đau lưng xảy ra khi bệnh ung thư thực quản đã tiến triển tới xương. Đau họng gây ra bởi trào ngược axit.
Trào ngược thức ăn
Thực phẩm trào ngược (không phải là nôn) là một dấu hiệu gây khó chịu của bệnh ung thư thực quản. Triệu chứng này là do tất cả thực phẩm không thể đi qua dạ dày do khối u cản trở, khiến dạ dày nhỏ hơn, gây trào ngược thức ăn. Cũng bởi triệu chứng này, khiến nhiều bệnh nhân bị giảm cân.

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Ung thư tuyến giáp có mấy giai đoạn

Bệnh ung thư tuyến giáp có tiên lượng bệnh khá tốt. Có bài báo từng nói rằng nếu nhất định bị ung thư hãy cho tôi ung thư tuyến giáp. Cơ hội điều trị khỏi ung thư tuyến giáp ở những giai đoạn đầu lên tới 99%

Ung thư tuyến giáp có mấy giai đoạn, dấu hiệu ung thư tuyến giáp và tiên lương cho từng giai đoạn như thế nào?

Giai đoạn I
Đây là giai đoạn khởi phát của các tế bào ung thư. Lúc này, khối u mới chỉ hình thành trong tuyến giáp, chưa có bất kì sự lây lan sang các hạch bạch huyết hay cơ quan lân cận, cơ quan ở xa nào. Kích thước khối u tuyến giáp nhỏ hơn 2 cm. Phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn này, cơ hội sống (trong 5 năm) của bệnh nhân gần như tuyệt đối 100% . Phẫu thuật kết hợp với I ốt phóng xạ I – 131 là phương pháp điều trị được ưu tiên hơn cả cho bệnh nhân giai đoạn này.
Giai đoạn II
  • Giai đoạn IIA: kích thước khối u lớn hơn 2 cm và nhỏ hơn 4 cm và chưa có bất kì sự lây lan nào sang các hạch bạch huyết, cơ quan lân cận hay ở xa.
  • Giai đoạn IIB: khối u phát triển với kích thước lớn hơn, trên 4 cm. Lúc này, khối u đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp nhưng chưa có bất kì sự lây lan nào đến các hạch bạch huyết, cơ quan lân cận hay ở xa.
Cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn II vẫn rất tốt, khoảng 98 – 100% người bệnh có cơ hội chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời.
Giai đoạn III
Ở giai đoạn này, khối u tại tuyến giáp phát triển với kích thước không xác định và đã lan ra ngoài tuyến giáp. Tế bào ung thư đã lan sang một vài hạch bạch huyết vùng cổ nhưng chưa lan đến các cơ quan ở xa. Bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp giai đoạn III có khoảng 71 – 93% cơ hội sống (trong 5 năm).
Giai đoạn IV
  • Giai đoạn IVA: khối u phát triển với kích thước không xác định. Lúc này, tế bào ung thư đã bắt đầu di căn sang các cơ quan lân cận vùng cổ cùng các hạch bạch huyết tại đó, vùng họng hoặc vùng ngực nhưng chưa lan đến các cơ quan ở xa.
  • Giai đoạn IVB: khối u phát triển lớn dần với kích thước không xác định. Lúc này, tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến cột sống và toàn bộ hạch bạch huyết gần đó. Tế bào ung thư có thể có hoặc chưa lan đến các cơ quan ở xa như gan, phổi, não.
  • Giai đoạn IVC: đây là giai đoạn mà khối u tại tuyến giáp phát triển với kích thước bất kì, khó xác định và đã di căn tới các bộ phận ở xa cơ thể.
Trong tất cả các giai đoạn của ung thư tuyến giáp, tiên lượng sống cho bệnh nhân giai đoạn IV là thấp nhất, khoảng 28 – 51%.
TS. BS Lim Hong Liang hợp tác trong điều trị các bệnh ung thư đầu cổ tại Bệnh viện Thu Cúc
Ngay khi có triệu chứng bất thường ở tuyến giáp nên đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm nhất có thể, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

Ung thư lưỡi sống được bao lâu

Trong một vài năm trở lại đây, ung thư lưỡi liên tục tăng cao về số ca mắc bệnh và tử vong. Điều đáng nói độ tuổi mắc ung thư lưỡi đang trẻ hóa.

Nhiều người bất ngờ khi mới đầu chỉ bắt đầu bằng các vết loét nhỏ mãi không lành, rồi dần dần lan rộng đi khám thì được kết luận ung thư lưỡi, vô cùng bàng hoàng và sợ hãi. Họ thường nghĩ ngay tới việc ung thư lưỡi sống được bao lâu.
Ung thư lưỡi sống được bao lâu, phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
Tình trạng nhiễm virus u nhú ở người (HPV): Không giống như các bệnh ung thư khác ở đầu và cổ, ung thư miệng chia thành 2 loại: liên quan đến HPV và không liên quan tới HPV. Các phương pháp điều trị hiện nay, bệnh nhân ung thư lưỡi có liên quan đến HPV có cơ hội chữa bệnh tốt hơn so với những người không bị loại này dấu hiệu ung thư lưỡi.
Sự lây lan của khối u: Nếu ung thư lây lan đến các dây thần kinh lớn, mạch máu hoặc mạch bạch huyết, tiên lượng sẽ xấu hơn. Ngược lại, nếu ung thư chỉ lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, người bệnh vẫn có thể chữa khỏi.
Khả năng loại bỏ khối u: Nếu khối u có thể loại bỏ hoàn toàn, thì cơ hội sống càng cao.
Giai đoạn bệnh ung thư lưỡi: Điều rất quan trọng là cần biết giai đoạn để giúp xác định phương pháp điều trị cũng như tiên lượng. Càng chẩn đoán giai đoạn sớm, thì cơ hội sống lâu dài càng cao.Tỷ lệ sống của mỗi giai đoạn ung thư lưỡi cụ thể như sau::
Tỷ lệ sống sau 5 nămTỷ lệ sống sau 10 năm
Giai đoạn I56%42%
Giai đoạn II58%46%
Giai đoạn III55%44%
Giai đoạn IV43%37%
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi
Khám răng miệng định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện ung thư lưỡi sớm.
Các triệu chứng của ung thư lưỡi bao gồm: xuất hiện các đốm trắng và đỏ trên lưỡi, chảy máu trong miệng, phát triển các vết loét không lành, đau lưỡi, đau dai dẳng ở cổ do sự phát triển của khối u và khó nuốt.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Ung lưỡi nên ăn gì

Bệnh ung thư lưỡi thời gian gần đây các ca phát hiện mới tăng cao. Đặc biệt khi bị ung thư lưỡi việc ăn uống của bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì tình trạng khó nuốt, đau không nuốt được. Bệnh nhân ung thư lưỡi nên ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Vì ung thư lưỡi rất khó nuốt nên người bệnh chỉ ăn được những thức ăn mềm, lỏng

Ung thư lưỡi nên ăn gì?
  • Nên ăn sữa và cháo trắng
Đối với người bệnh ung thư lưỡi, sữa và cháo trắng sẽ giúp người bệnh dễ nuốt hơn, ngăn ngừa tình trạng đau khi nuốt. Hai thức ăn này nhanh tiêu hóa sẽ khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đói nên có thể sẽ ăn được nhiều bữa trong ngày hơn, dấu hiệu ung thư lưỡi
Người bệnh ung thư lưỡi có thể ăn sữa và cháo trong khi điều trị bệnh
Người bệnh ung thư lưỡi có thể ăn sữa và cháo trong khi điều trị bệnh
  • Các loại rau xanh
Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư lưỡi không thể thiếu rau xanh như rau cải, súp lơ, rau muống… tốt cho sức khỏe và đường tiêu hóa.
Các loại rau nếu chế biến dưới dạng hấp hoặc luộc hoặc nấu thành nước canh để người bệnh dễ ăn hơn.
  • Ăn các loại ngũ cốc
Các loại ngũ cốc dạng bột cùng một số loại rau củ quả như lúa mì, bột yến mạch, khoai lang, khoai tây… có thể nấu thành món súp để ăn vào bữa nào đó trong ngày, tránh bữa tối vì có thể gây tình trạng khó tiêu hóa.
  • Các loại nước ép trái cây
Người bệnh cần bổ sung thêm các loại vitamin có trong các loại quả như cam, ổi, thanh long, dưa hấu… vào cơ thể hàng ngày nhằm tăng cường sức khỏe.
Các loại sinh tố trái cây cũng rất tốt cho người ung thư lưỡi
Các loại sinh tố trái cây cũng rất tốt cho người ung thư lưỡi
  • Có thể ăn bánh mỳ
Khi đã phục hồi được chế độ ăn uống, lưỡi cũng không còn cảm giác đau, người bệnh có thể ăn bánh mì hoặc các loại thực phẩm như miến, bún…
Ngoài chế độ ăn uống như trên, người bệnh ung thư lưỡi nên uống nhiều nước lọc. Cụ thể cần bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và thải độc từ cơ thể ra bên ngoài.
Trên đây là những thực phẩm người bệnh ung thư lưỡi nên ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý tránh ăn những thực phẩm cứng, rắn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn hoặc các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
Nên nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt điều độ, đồng thời tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, tái khám định kỳ.
việc điều trị ung thư lưỡi gặp nhiều khó khăn vì người bệnh ăn uống kém sức đề kháng không được tốt. Chính vì thế  người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn,cố gắng ăn để có sức đáp ứng điều trị.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Biến chứng có thể gặp khi mổ ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tiền liệt tuyến thường xảy ra với nam giới trung tuổi. Phương pháp mổ thường được chỉ định, và đây là phương pháp có thể hướng tới khỏi bệnh. Tuy nhiên khi áp dụng cũng có thể phải chịu những biến chứng .

Theo bác sĩ ung bướu dưới đây là một số vấn đề bệnh nhân sau khi mổ ung thư tuyến tiền liệt có thể gặp phải:

  • Cơ thể lạnh, sức đề kháng yếu: sau mổ ung thư tuyến tiền liệt bệnh nhân mất khá nhiều sức cùng với ảnh hưởng của các loại thuốc tiêm khi tiến hành phẫu thuật dễ khiến cơ thể giảm sức đề kháng và lạnh đi.
  • Mất máu nhiều: tình trạng này xảy ra có thể liên quan đến kĩ thuật mổ, kích thước khối u mổ quá lớn, các bộ phận lân cận khu vực mổ bị tổn thương.

  • Nhiễm trùng vết mổ: đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo hoặc niệu quản sẽ có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao hơn những người bình thường.
  • Hệ thần kinh trung ương bị nhiễm độc: ảnh hưởng từ các chất tiêm vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật. Biến chứng này cũng có thể xuất hiện khi sức đề kháng của cơ thể yếu làm vi khuẩn, vi rút dễ dàng tấn công cơ thể, hệ thần kinh trung ương. Khi hệ thần kinh trung ương bị nhiễm độc, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt, rối loạn cảm giác…
  • Nhìn mờ thoáng qua: đây là biến chứng khi bệnh nhân mất một phần thị lực sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng phương pháp phẫu thuật.
  • Buồn nôn, sốt nhẹ, chán ăn: đây là những triệu chứng dễ gặp của bệnh nhân sau điều trị ung thư bằng phương pháp mổ. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian.
Sau khi mổ Bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn và theo dõi sát sao,tùy vào mức độ và hiện tượng gặp phải bác sĩ sẽ chỉ định làm giảm đi tác dụng phụ va khắc phục những biến chứng không mong muốn này.


Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Ung thư vòm họng nên ăn gì

Ung thư vòm họng ảnh hưởng rất nhiều tới việc ăn uống. Đa số người bệnh sẽ gặp khó khăn rất lớn khi ăn vì khó nuốt vì đau vùng cổ họng.

Vậy ung thư vòm họng nên ăn gì?

Mặc dù khó ăn uống nhưng  việc ăn cho bệnh nhân lúc này rất quan trọng, giúp cho bệnh nhân có đủ năng lượng chống lại bệnh tật đáp ứng điều trị. Dưới đây là một số tư vấn mà người nhà nên tham khảo:

 Với những bệnh nhân bị ung thư vòm họng nên ăn những món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, súp .v.v.v  tránh những món ăn cứng, chiên xào.
-Rau, củ, quả  nên xay nhuyễn để người bệnh đưa thức ăn vào miệng dễ dàng hơn
– Ăn thịt, cá, trứng, bơ..v.v.v để bổ sung lượng lớn protein để giúp cơ thể tăng cường sức đầy kháng.
– Bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường ăn hoa quả và rau xanh.
Ăn thịt, cá để bổ sung protein tăng cường sức đầy kháng
Ăn thịt, cá để bổ sung protein tăng cường sức đầy kháng
-Tránh ăn đồ ăn nóng, cay, không uống rượu, bia, các chất thích kích và không nên uống nước ép hoa quả có chứa nhiều axit như bưởi,  chanh hay nước cam vì người bệnh sẽ cảm thấy đau miệng khi dùng, tìm hiểu ung thư vòm họng sống được bao lâu
Ngoài ra, một lưu ý nhỏ cho bạn là  nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, cùng với đó bệnh nhân nên ăn những miếng nhỏ sẽ dễ nuốt hơn.

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Bị ung thư dạ dày nên ăn gì

Bị ung thư dạ dày  thường ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng tiêu hóa. Chính vì thế khi bị ung thư đại tràng dù phẫu thuật hoặc không phẫu thuật thì chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cũng cần phải có điều chỉnh phù hợp.

Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và có sức để thích ứng điều trị.
Với bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư, ung thư dạ dày có chữa được không
Ung-thu-da-day
Các loại rau củ quả rất tốt cho bệnh nhân ung thư dạ dày.
Ngoài ra, cần thêm protein và calo. Uống thêm sữa, ăn nhiều trứng và pho mát là cách tốt để có được loại protein này. Bệnh nhân ung thư dạ dày cần bổ sung sắt, canxi và vitamin D trong chế độ ăn như cá mòi, bắp cải, bông cải xanh… dấu hiệu ung thư dạ dày Vitamin D được tìm thấy trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng. Sắt trong thịt đỏ dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô.
Hoa quả có công dụng tốt trong việc bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nguồn dinh dưỡng dồi dào, các loại vitamin và khoáng chất có trong hoa quả  sẽ giúp bổ sung lượng chất cần thiết cho người mắc ung thư dạ dày, giúp cơ thể đủ chất, đẩy lùi được bệnh tật
.Để được tư vấn chuyên sâu hơn về bệnh, cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Hãy liên hệ tầng 8 Bệnh viện Đa Khoa quốc Tế Thu cúc- 286 Thụy khuê- HÀ Nội.