khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Thức ăn của người ung thư vòm họng


Ngoài việc điều trị ung thư vòm họng vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh cũng luôn phải được trú trọng hàng đầu vì người bệnh sau khi điều trị cần được chăm sóc đủ chất dinh dưỡng để hồi phục sức khoẻ Cũng như đủ sức khoẻ để trải qua các đợt hoá trị .

Sau các đợt điều trị,Người bệnh ung thư vòm họng tương đối yếu, ăn uống kém không có cảm giác muốn ăn và luôn thấy mệt mỏi. Hiện tượng khô miệng, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa là thường gặp. do vậy người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống và sợ phải ăn.Nhưng người bệnh cần phải bổ sung dinh dưỡng vậy nên thức ăn cho người điều trị ung thư vòm họng cần có một số lưu ý sau:
Thức ăn cho người bị ung thư vòm họng ưu tiên những thực phẩm dinh dưỡng phong phú, hàm lượng calo cao. Người nhà nên chế biến những món ăn nhẹ, mềm, ít dầu mỡ như sữa, súp, vv… giúp bệnh nhân dễ nuốt và dễ hấp thu tiêu hóa.

Người bệnh tránh ăn những thực phẩm cay, nóng, uống rượu, hạn chế hoặc không ăn cá ướp muối, dưa chua, thịt xông khói, thịt bảo quản, và các loại thực phẩm khác có chứa chất nitrosamine.

Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau quả, trái cây, nước trái cây, vv… để đảm bảo việc cân bằng dinh dưỡng toàn diện, đồng thời cải thiện những phản ứng bất lợi sau khi hóa trị. Một số loại thực phẩm có thể giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt như: măng cụt, bách hợp, nhân sâm, khoai lang, hạt sen, nước ép quả lê, nước ép cà rốt, súp đậu, dưa hấu, mướp, sữa, và ăn một số loại thức ăn như cá, thịt, mật ong, rau xanh, hoa quả…
Thức ăn cho người ung thư vòm họng hợp lý không những giúp bệnh nhân cân bằng dinh dưỡng điều tiết cho cơ thể, giảm bớt các tác dụng phụ của hóa trị, mà còn có thể tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân, mang lại những ảnh hưởng tích cực cho việc điều trị bệnh.
Ngoài ra, bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ điều trị về các phương pháp hạn chế tác dụng phụ khi điều trị hóa trị trong trường hợp tác dụng phụ biểu hiện mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi chăm sóc người bệnh  sau khi điều trị ung thư vòm họng người nhà cần phải chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Động viên người bệnh cố gắng ăn uống đầy đủ, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để đảm bảo người bệnh được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Đau bụng trên thường xuyên có phải là dấu hiệu của Bệnh ung thư

Sau một khoảng thời gian trực tư vấn trực tuyến tại Bệnh viện Thu cúc  Tôi thấy có rất nhiều người gửi chung một câu hỏi đó là : Đau quặn bụng trên bên phải là đang mắc bệnh gì. chính vì thế nên hôm nay Tôi viết bài này nhằm gợi ý cho các bạn một số bệnh lý liên quan đến triệu chứng đau bụng trên bên phải.
Đọc xong bài này hy vọng Các bạn sẽ có chút định hướng và sớm đi gặp bác sĩ để khám tìm ra nguyên nhân chẩn xác dẫn đến ung thư:

Một số cơn đau bụng đơn giản chỉ do chúng ta ăn quá nhiều loại thức ăn trong một lần hoặc ngộ độc thực phẩm. Trường hợp này đau bụng chỉ kéo dài vài giờ cho đến vài ngày. Bên cạnh đó, đau bụng trên bên phải, mệt mỏi, chán ăn, táo bón là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm: viêm ruột (đau bụng bên phải và chính giữa rốn), sỏi mật (đau bên phải gần với xương sườn), viêm gan (đau bên phải gần xương sườn), viêm cơ thắt lưng chậu bên phải…

Cụ thể, vị trí các cơn đau:
  • Đau bụng vùng hạ sườn phải là triệu chứng cảnh bác các bệnh lý liên quan tới gan, kèm theo các biểu hiện ăn kém, mất ngon, đầy bụng, khó tiêu hóa.
  • Đau bụng vùng hố chậu phải đe dọa bệnh viêm ruột thừa: triệu chứng đau có khi âm ỉ, có khi liên tục, tăng dần, kèm theo các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ hoặc sốt vừa..
  • Cơn đau quặn thận bên phải: đau bụng eo bên phải biểu hiện với cơn đau dữ dội, đột ngột, đau có xu hường lan xuyên từ trên xuống dưới, cơn đau thường có liên quan tới các yếu tố vận động như sau luyện tập thể thao, sau lao động…
  • Đau bụng eo bên phải có thể gặp trong bệnh lý về viêm đại tràng, lồng ruột, tắc ruột, viêm tụy , thậm chí đau bụng còn là triệu chứng của các bệnh ngoài đường tiêu hóa.
  • Nguy hiểm hơn, đau bụng trên bên phải có thể là dấu hiệu của ung thư gan: người bênh có thể thấy đau hoặc khó chịu ở phần bụng phía trên bên phải, có thể lan đến vùng lưng hoặc vai. Ngoài ra, ở giai đoạn muộn người bị ung thư gan còn thấy có một cục cứng ngay dưới vùng xương sườn bên phải, giảm cân không chủ ý, buồn nôn hoặc chán ăn, mệt mỏi.
Bất luận thế nào bạn không nên quá lo lắng , điều bạn cần làm là nhanh chóng đi gặp bác sĩ   để chẩn đoán bệnh sớm có chỉ định điều trị .



Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Mất bao nhiêu thời gian để thuốc lá gây ra bệnh ung thư

Thuốc lá luôn được các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí tuyên chuyên về tác hại không lường trước được. tuy nhiên rất ít đàn ông Việt Nam ý thức được việc phải từ bỏ thuốc lá ngay. 90% trong số họ thờ ơ với những cảnh báo về mối nguy hại của Thuốc lá đối với bản thân mình. Và có khoảng 50% trong số họ không quan tâm tới khói thuốc Ảnh hưởng tới người xung quanh thế nào.
Hãy một lần nữa cùng đọc lại những tác hại của thuốc lá. Đọc xong rồi đừng thờ ơ bàng quang như chuyện ung thư là của ai đó nữa nhé.
Ít nhất 14 bệnh ung thư gây ra bởi thuốc lá
Khi bạn hút thuốc, hóa chất trong khói thuốc lá đi vào máu và ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Hút thuốc đồng nghĩa hút vào người 7.000 chất độc, 69 chất gây ung thư. Các hóa chất này gây ung thư bằng cách làm tổn hại DNA, bao gồm các gen có vai trò bảo vệ chúng ta chống lại ung thư.
Rất nhiều hóa chất trong thuốc lá có thể gây hư hại DNA như benzene, polonium-210, benzo (a) pyrene và nitrosamine. Hơn nữa, các hóa chất khác cũng làm tăng tính độc hại tới DNA, tăng nguy cơ hư hỏng nghiêm trọng. Đặc biệt, hóa chất như asen và niken cản trở quá trình sửa chữa DNA bị hư hỏng.
Đây là lý do tại sao hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh, trong đó có ít nhất 14 loại ung thư, bệnh tim, và các bệnh phổi khác.


Ít nhất 14 bệnh ung thư liên quan đến thuốc lá.g ta đều có protein sạch đặc biệt gọi là ‘enzym giải độc’ giúp chuyển các hóa chất độc hại thành vô hại. Tuy nhiên, ở những người hút thuốc khả năng này kém đi, do các hóa chất trong khói thuốc, như cadmium, có thể áp đảo các enzyme này.
Thêm vào đó, các hóa chất khác như formaldehyde và acrolein tiêu diệt các lông mao – những sợi lông nhỏ giúp làm sạch các độc tố trong đường hô hấp. Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, làm tăng các tế bào khuyến khích sự phát triển của khối u và đàn áp những tế bào có thể tiêu diệt tế bào ung thư, ung thư phổi
Theo các nhà khoa học phải mất nhiều năm để thuốc lá hình thành nên bệnh ung thư. Chính vì nguy cơ tiềm ẩn và chậm dãi hình thành như thế khiến cho người hút thuốc không cảm thấy sợ. Đến khi bệnh biểu lộ triệu chứng thì đã muộn để có thể điều trị khỏi.
Mỗi điếu thuốc có thể gây tổn hại DNA trong nhiều tế bào phổi, nhưng hư hỏng này tích tụ lại có thể dẫn tới ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 15 điếu thuốc có thể gây ra 1 sự thay đổi trong DNA và có thể dẫn tới ung thư. Đó chính là lý do vì sao nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
“Không phòng chống từ bây giờ thì sẽ quá muộn”
Đó là chia sẻ của PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân Đoàn Hữu Nghị, Nguyên Phó giám đốc bệnh viện K, E, hiện nay là Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Theo bác sĩ Nghị, mặc dù chúng ta không thể phòng ngừa ung thư tuyệt đối, nhưng bỏ thuốc lá là cách phòng bệnh tốt nhất mà chúng ta có thể làm nếu không muốn ung thư “gọi tên”. Theo nhiều nghiên cứu, sau khi bỏ thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư sẽ giảm dần.
Nếu bạn là người hút thuốc lá lâu năm hãy chủ động tầm soát ung thư. Phát hiện sớm cơ hội chữa khỏi bệnh sẽ cao , đừng chủ quan với sức khoẻ và tính mạng của chính bạn.