khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Cách phòng và phát hiện sớm ung thư vòm họng


Ung thư vòm họng ngày càng trẻ hóa độ tuổi. Đặc biệt nguyên nhân gây ra bệnh là do nhiễm một trủng loại virut HPV đặc biệt. Ung thư vòm họng phát hiện muộn cơ hội chữa khỏi gần như không có. Chính vì thế chủ động tầm soát ung thư là cách duy nhất để bảo vệ bạn và gia đình tránh được mối hiểm họa khó lường từ ung thư căn bệnh mang đến án tử.
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày
  • Hạn chế uống rượu và không hút thuốc lá
  • Quan hệ tình dục an toàn. Theo nhiều nghiên cứu quan hệ tình dục không bảo vệ có thể làm lây nhiễm virus HPV, Epstein-Barr, những virus này có liên quan tới ung thư vòm họng.
Phát hiện sớm ung thư vòm họng

Tại Hoa Kỳ và tại các khu vực khác trên thế giới, bệnh ung thư vòm họng khá hiếm, do đó tầm soát ung thư vòm họng không được thực hiện rộng rãi. tuy nhiên, ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, vv… ung thư vòm họng là bệnh khá phổ biến. Do đó, khám tầm soát giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng được khuyến khích cho những người từ 40 tuổi trở lên, có nguy cơ trung bình với bệnh ung thư. Những người hút thuốc, uống rượu nhiều có thể cần tầm soát bệnh sớm hơn, theo lời khuyên của bác sĩ.
Các xét nghiệm giúp phát hiện ung thư vòm họng: Nội soi vòm họng, khám tai mũi họng, xét nghiệm tìm kiếm virus Epstein-Barr, vv… tùy theo chỉ định của bác sĩ.
 
Triệu chứng thường gặp của ung thư vòm họng là khản giọng trong một thời gian dài (hơn hai tuần) mà không khỏi, ù 1 bên tai, mắt nhìn đôi, sưng hoặc nổi hạch ở cổ, vv… Do đó, khi gặp các dấu hiệu này, bạn nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và được điều trị sớm.
Tại Khoa ung bướu Thu Cúc bạn sẽ được tư vấn, thăm khám điều trị với bác sĩ Giỏi đến từ singapore.
  • Phác đồ điều trị ung thư chuẩn 100% Singapore
  • Phẫu thuật ung thư và u lành
  • Điều trị hóa chất với các loại thuốc tốt nhất, được nhập khẩu chính hãng
  • Điều trị chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
  • Tầm soát các bệnh ung thư với quy trình thăm khám nhanh chóng, thuận tiện
  • Tư vấn về phòng ngừa, chăm sóc và điều trị bệnh ung thư.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Đau họng kéo dài có khả năng do ung thư họng gây nên không


Ung thư vòm họng căn bệnh mà bất cứ ai khi nghe đến cũng đủ dùng mình. Bởi lẽ mới có vài bạn trẻ sự nghiệp đang trên đà phát triển phải rang dở sự nghiệm bỏ lại vợ trẻ con thơ. Ung thư vòm họng nguy hiểm như thế nên khiến cho tâm lý mọi người cảm thấy lo sợ. Đau họng kéo dài cũng lo ung thư.
Chào các bác sĩ. Tôi bị đau rát họng đã lâu, tôi đã uống kháng sinh không thấy đỡ mà cảm giác như nặng hơn. Tôi cảm thấy cổ họng khô rát, khó nuốt, vậy tôi có khả năng bị ung thư vòm họng không thưa bác sĩ?
Nếu chỉ vào triệu chứng mà bạn nêu trên, chúng tôi không thể kết luận bạn có bị ung thư vòm họng hay không. Mặc dù đau rát cổ, khó nuốt cũng có thể liên quan tới ung thư vòm họng, nhưng có nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra triệu chứng này. Nếu triệu chứng này kéo dài và không thuyên giảm khi dùng thuốc, tốt nhất bạn nên đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị dứt điểm.

Bạn cần chú ý ngoài các triệu chứng kể trên, bạn còn gặp triệu chứng nào dưới đây không:
  • Có khối u ở cổ hoặc sau cổ
  • Nghe kém, ù tai, hoặc cảm giác đầy trong tai
  • Nhiễm trùng tai kéo dài
  • Tắc nghẽn mũi hoặc nghẹt mũi
  • Chảy máu cam
  • Đau đầu
  • Đau mặt hoặc bị tê mặt
  • Khó khăn khi há miệng
  • Mờ mắt hoặc nhìn hình ảnh bị nhân đôi
Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại giúp phát hiện bệnh ung thư nhanh và chính xác. Khi có chẩn đoán ung thư, người bệnh ung thư có cơ hội điều trị với đội ngũ bác sĩ hàng đầu từ Singapore như TS.BS Lim Hong Liang, TS.BS Zee Ying Kiat, vv…

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Những nguyên nhân gây bệnh ung thư

Ung thư căn bệnh tử thần khiến toàn bộ nhân loại lo lắng hoang mang. Mặc dù y học tiến bộ hiện đại hơn nhưng tỉ lệ người mắc bệnh và tử vong vì ung thư vẫn liên tục tăng cao. Đặc biệt, tại Việt Nam con số người bị ung thư và tử vong tăng cao kỷ lục.
Nguyên nhân gây ra ung thư chưa có đựơc kết luận rõ ràng nhưng có nhiều yếu tố là gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hãy cùng xem một số nguy cơ gây bệnh ung thư dưới để đề phòng bệnh ung thư nhé.

Chất hóa học gây ung thư
Thuốc lá. Hút thuốc lá nhiều và trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư phổi, miệng, vòm họng, thực quản, bàng quang và tuyến tụy. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra khoảng 1/4 trong tất cả các loại ung thư.
Hóa chất tại nơi làm việc như amiăng, benzene, formaldehyde, vv. Những người làm việc tại những môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất này sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn những người khác.
Tuổi tác
Càng lớn tuổi, bạn sẽ càng có nhiều khả năng phát triển ung thư. Điều này là do các thiệt hại của tế bào ngày càng tích tụ nhiều, trong khi hệ thống phòng thủ và sức đề kháng của cơ thể dần suy giảm khi tuổi tác tăng. Ví dụ, khả năng sửa chữa các tế bào bị hư hỏng, và hệ thống miễn dịch có thể tiêu diệt các tế bào bất thường, có thể trở nên kém hiệu quả khi tuổi cao. Hầu hết các loại ung thư phát triển ở những người lớn tuổi.
Lối sống không lành mạnh

Chế độ ăn uống và các yếu tố lối sống khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Ví dụ như:
– Chế độ ăn uống ít rau xanh và trái cây
– Ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều chất béo
– Thừa cân, béo phì
– Ít hoạt động thể chất
– Uống quá nhiều rượu
– Ăn nhiều thịt đỏ

Tiếp xúc với bức xạ
Phóng xạ là một chất gây ung thư. Tiếp xúc với các chất phóng xạ và bụi phóng xạ hạt nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và các bệnh ung thư khác. Ngoài ra, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời (bức xạ từ tia UVA và UVB) cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Lượng bức xạ càng nhiều, nguy cơ mắc ung thư càng tăng. Lưu ý: Lượng bức xạ từ chụp X-quang là rất nhỏ.
Nhiễm trùng

Một số vi trùng (virus và vi khuẩn) có liên quan đến một số bệnh ung thư nhất định. Ví dụ, những người bị nhiễm trùng dai dẳng với virus viêm gan B hoặc viêm gan C có nguy cơ cao phát triển ung thư gan. Nhiễm virus u nhú ở người (HPV) có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có liên quan đến ung thư dạ dày…
Hệ thống miễn dịch
Những người có hệ miễn dịch kém có nhiều nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư do cơ thể không có sức đề kháng để bảo vệ. Ví dụ, những người bị AIDS, hoặc những người đang điều trị ức chế miễn dịch.
Yếu tố di truyền


Một số bệnh ung thư có liên quan tới yếu tố di truyền. Ví dụ, trong các bệnh ung thư ở trẻ em, thường là do kế thừa các gen bất thường từ cha mẹ chứ không phải do lối sống hay các yếu tố môi trường.
Tuy nhiên, nhìn chung, hầu hết các bệnh ung thư là do sự kết hợp của các yếu tố. Thậm chí, nhiều người không có yếu tố nguy cơ vẫn mặc bệnh, và ngược lại, nhiều người có các yếu tố nguy cơ nhưng không mắc bệnh.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Hướng dẫn cách tự khám ung thư vú

Ung thư vú rất phổ biến ở phụ nữ, mọi lứa tuổi từ 20 đến 65 đều có nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy phổ biến nhưng may mắn ung thư vú dễ phát hiện sớm biểu hiện triệu chứng và có tiên lượng tốt hơn ở những giai đoạn đầu.
Việc tầm soát ung thư vú khá đơn giản nếu bạn chưa có điều kiện để đi bệnh viện  kiểm tra thì cũng có thể tự khám tầm soát ung thư vú tại nhà được.
Hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây:


Bước 1: Đứng trước gương và cởi bỏ áo
Nơi lý tưởng nhất để tự khám vú là phòng tắm, hoặc phòng ngủ, nơi có gương soi và ánh sáng tốt.

Bước 2: Dùng tay để kiểm tra ngực

Nâng cánh tay phải lên trên đầu, và dùng tay trái để kiểm tra vú phải. Dùng đệm ngón tay và chuyển động tròn từ đầu vú cho tới nách sao cho hết phần vú để phát hiện:
– Có sự thay đổi nào ở viền ngực không?
– Có khối u nào trong ngực hay không?
– Vú có bị sưng hay không?
– Da vùng vú có lồi lõm bất thường không?
– Có sự thay đổi ở núm vú không? 
Đổi tay trái lên trên đầu và dùng tay phải kiểm tra vú trái, tương tự như trên.
Bước 3: Giơ 2 tay lên đầu và quan sát trước gương
Nâng 2 cánh tay giơ lên đầu, và quan sát trước gương xem có các dấu hiệu bất thường như vừa nêu ở bước 2 hay không.

Bước 4: Đặt cánh tay đối diện ra sau cơ ngực và ấn lòng bàn tay xuống để phát hiện xem ngực có bất thường như lồi lõm, nhăn nheo, khác thường về hình dạng không.


Bước 5: Nằm xuống
Bạn nên kê 1 chiếc gối hoặc chiếc khăn tắm ở vai, giơ tay phải lên trên đầu. Tiếp theo, dùng tay trái chuyển động tròn từ núm vú dần ra tới nách, sao cho bạn không bỏ sót phần nào của vú.
Làm ngược lại để kiểm tra vú còn lại và tìm kiếm xem có dấu hiệu nào bất thường không.
Tiếp theo, bạn dùng tay bóp núm vú xem có dịch, nước, hay máu chảy ra không.
Nếu gặp các dấu hiệu bất thường như có cục u trong ngực, hình dạng vú biến đổi, lồi lõm, nhăn nheo bất thường, vú bị sưng, hay núm vú tiêt dịch, vv… cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra.