khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

U tuyến giáp có nên mổ không

U tuyến giáp có hai loại, u lành tính và u ác tính. Khi có u ở tuyến giáp có nhất thiết phải mổ hay không? Mời các bạn nghe giải đáp của các bác sĩ chuyên khoa ung bướu.


U tuyến giáp có nên mổ hay không? điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khối u có lớn hay không, lành tính hay u ác tính ( ung thư)- phẫu thuật u tuyến giáp



  • Với những u lành tính: không phải khối u lành tính nào cũng cần điều trị. Đối với thể nang nước, bác sĩ có thể giữ nguyên và theo dõi tiếp tình hình biến chuyển của khối u. Với những trường hợp khối u to, gây mất thẩm mỹ, chèn ép khiến khó nuốt, đau, khó thở mới có chỉ định can thiệp. Bệnh nhân thường được mổ nội soi, điều trị bằng sóng cao tần không ảnh hưởng nhiều tới chức năng tuyến giáp, cũng không để lại di chứng .
  • U ác tính: bắt buộc phải phẫu thuật, điều trị phóng xạ. Phẫu thuật để loại bỏ các phần của tuyến giáp có chứa ung thư. Các phương pháp phẫu thuật gồm: cắt bỏ 1 phần (cắt thùy), cắt bỏ 2 thùy, cắt bỏ gần như toàn bộ tuyến giáp chỉ giữ lại 1 phần, loại bỏ các hạch bạch huyết. Các phương pháp khác bao gồm: I-ốt phóng xạ; liệu pháp ức chế hormone tuyến giáp…
Sau khi phẫu thuật can thiệp vào tuyến giáp cũng có một số biến chứng có thể sảy ra điển hình là khàn giọng.  Nhiều bệnh nhân cần phải tập nói sau phẫu thuật, hoặc mất thêm thời gian điều trị khan tiếng.

Muốn biết cụ thể tình trạng khối u của mình có nên mổ hay không? Người bệnh cần xin ý kiến của bác sĩ trực tiếp thăm khám. 

Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu cúc địa chỉ tin cậy để thăm khám, điều trị các bệnh liên quan tới khối u, ung thư. Với khoa ung bướu hợp tác quốc tế  đảm bảo bảo việc điều trị hiệu quả nhất, an toàn nhất.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Lưu ý khi điều trị ung thư tuyến giáp bằng I-131

Bệnh ung thư tuyến giáp được phát hiện sớm cơ hội điều trị khỏi rất cao.  I-131 thường được áp dụng rất nhiều trong điều trị ung thư tuyến giáp, và một số vấn đề tuyến giáp .

Vấn đề nhiều người quan tâm đó là: Xạ I-131 nên cách ly bao lâu ? Thời gian cách ly còn phụ thuộc vào liệu xạ. Thông thường với người bình thường bệnh nhân cách ly 48 tiếng là đủ, với phụ nữ và trẻ nhỏ, người già cần cách ly lâu hơn khoảng 1 tuần. Với các mũi xạ liều cao thời gian cần cách ly lâu hơn nữa. Vấn đề này sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Vì sao phải cách ly sau khi xạ I-131?

xạ Iôt – 131 phát ra tia beta và gamma phát huy tác dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp bằng cách:
  • Phá hủy các tế bào và tổ chức tuyến giáp
  • Gây dứt các nhiễm sắc thể làm tế bào mất khả năng phân chia
  • Gây xơ, teo mạch máu giảm cung ứng cho tuyến giáp

I – 131 có mức phá hủy khối u cao nhưng đường đi ngắn, chỉ khoảng 1 – 2 mm nên chỉ tác động đến tuyến giáp mà không làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Đây là phương pháp điều trị được Tổ chức Y tế Thế giới WHO đánh giá là có hiệu quả và chi phí thấp hơn.
Bệnh  ung thư tuyến giáp ở phụ nữ trẻ tuổi từ 30-55 thường được phát hiện sớm hơn và có cơ hội chữa khỏi cao hơn. Ở nam giới tuổi mắc ung thư tuyến giáp thương ngoài 70. Đối tượng nữ giới cũng có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp 3 lần nam giới. Chính vì thế để tăng cường cơ hội phát hiện sớm bệnh và điều trị khỏi bệnh hãy tầm soát ung thư tuyến giáp sớm ngay khi chưa có triệu chứng bệnh.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Người bị ung thư vú không nên ăn gì

Bệnh ung thư vú có tỉ lệ mắc rất cao ở phụ nữ. Tuy tỉ lệ mặc cao nhưng cơ hội chữa khỏi cũng khá tốt. 

Sau khi điều trị ung thư vú người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra cần nên vận động cơ thể để cải thiện sức khỏe sau điều trị. việc ăn uống cũng nên  cân đối và khoa học hơn. Đảm bảo đủ chất nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc dễ làm ung thư vú tái phát.

Tham khảo thêm: ung thư vú nên ăn gì

Một số đồ ăn nước uống người bệnh không nên dùng:
  • Tránh những loại thịt được chế biến dưới nhiệt độ cao như chiên, rán, nướng… bởi chúng sẽ tạo ra các chất làm tăng nguy cơ mắc ung thư cũng như làm ung thư vú có nguy cơ tái phát trở lại.

Người bệnh ung thư vú không nên ăn những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn
Người bệnh ung thư vú không nên ăn những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn
  • Kiêng ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt chó…
  • Kiêng ăn những thực phẩm ngọt như kẹo bởi chúng chứa nhiều đường. Lượng đường carbohydrates tinh chế trong thực phẩm sẽ làm tăng lượng glucose trong máu cao, cơ thể của giải phóng nhiều insulin – nâng cao mức độ estrogen và bệnh ung thư vú tái phát, người ung thư vú phải nhớ kỹ điều này.
  • Tránh các chất kích thích như rượu bia.
  • Các loai thức ăn gây dị ứng vì chúng làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể như: baba, tôm, cua, rươi…
Một chế độ dinh dưỡng chuẩn cộng với vận động cơ thể phù hợp sẽ giúp người bệnh sống khỏe và sống lâu hơn .

Ngoài ra việc kiểm tra ung thư vú định kỳ nhất định không được thờ ơ. Đi khám đúng hẹn theo dõi tình trạng nếu ung thư vú tái phát bác sĩ kịp thời xử lý.