khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC VỀ XÉT NGHIỆM PAP SMEAR CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Khoa ung bướu - Bệnh viện Thu cúc  - Thông tin mang tính chất tham khảo.
Xét nghiệm Pap smear là một phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả, giúp phát hiện những thay đổi bất thường trong tế bào trước khi trở thành ung thư. Nhờ có xét nghiệm Pap, 80% tỷ lệ ung thư có thể phát hiện sớm và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra. Những giải đáp sau đây sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quan hơn về những vấn đề xung quanh xét nghiệm này.

Xét nghiệm Pap là gì?
Pap là viết tắt của “Test Papanicolaou”, một phương pháp sàng lọc phát hiện tiền ung thư và ung thư tế bào cổ tử cung. Cổ tử cung là phần dưới của tử cung mở ra vào trong âm đạo.
Tại sao cần xét nghiệm Pap?
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai trên toàn thế giới. Khoảng một phần tư số phụ nữ mang virus HPV, một loại virus lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, một trong số 1.000 phụ nữ nhiễm HPV sẽ phát triển ung thư cổ tử cung. Nếu xét nghiệm Pap phát hiện các tế bào bất thường trong cổ tử cung, người bệnh dễ dàng được điều trị khỏi trước khi chúng phát triển thành ung thư.
Xét nghiệm Pap được thực hiện như thế nào?
Để thực hiện Pap smear,bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo, sau đó dùng một dung dịch acid acetic loãng để làm hiện rõ vùng bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Bác sỹ sẽ lấy một mảnh nhỏ tổ chức tại vị trí nghi ngờ để nghiên cứu dưới kính hiển vi. Đây là một xét nghiệm đơn giản, có thể gây khó chịu nhẹ, nhưng không đau.
Nên thực hiện xét nghiệm Pap bao lâu một lần?

Tất cả phụ nữ nên khám sức khỏe hàng năm. Thông thường, thời gian thực hiện xét nghiệm Pap tùy theo độ tuổi:
Lứa tuổi 21-29: 3 năm 1 lần
Lứa tuổi 30-65: 5 năm 1 lần, cùng với xét nghiệm HPV
Sau 65 tuổi: không cần thực hiện nếu các xét nghiệm Pap trước đây đều bình thường.
Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về nhu cầu và thời gian cần thực hiện xét nghiệm nếu bạn từng cắt bỏ tử cung hoặc có tiền sử bao gồm HIV, từng hóa trị, ung thư hoặc làm phiến đồ Pap bất thường, hoặc cấy ghép nội tạng.
Tôi phải làm gì nếu thử nghiệm Pap bất thường?

Nếu kết quả xét nghiệm Pap bất thường, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên kiểm tra theo dõi thường xuyên hơn với Pap hoặc điều trị.
Làm thế nào để giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung
Xét ​​nghiệm Pap thường xuyên, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, dùng thuốc ngừa HPV, và không hút thuốc lá, vv… có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét