khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Bệnh ung thư đại tràng có lây không

Khi có người thân trong gia đinh không may bị ung thư sẽ khiến cho cả gia đình hoang mang lo lắng. Ngoài việc lo cho sức khoẻ và tính mạng của người bệnh thì cũng xuất phát một sự lo lắng khác đó là ung thư liệu có lây nhiễm không? Cụ thể trong bài này sẽ giải đáp ung thư đại tràng có lây nhiễm không?

Nhiều người thì lo lắng đi tìm hiểu dấu hiệu ung thư đại tràng  vì họ nghĩ rằng bệnh có di truyền nên cần phải có sự chuẩn bị kiến thức trước điều này hoàn toàn đúng đắn. Nhưng có không ít người không hẳn là con ruột  hay vợ chồng thì lại e ngại liệu chăm sóc tiếp xúc ăn uống cùng với người bị ung thư đại tràng  có lây không?

Trước hết, bạn không nên lo lắng quá. Ung thư được xếp vào nhóm bệnh không lây nhiễm và vì thế, không lây lan qua đường tiếp xúc bên ngoài. Ung thư đại tràng cũng vậy bạn nhé. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên còn lại. Do vậy, bạn và các thành viên trong gia đình cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và sớm có những biện pháp phòng ngừa bệnh.

Khám tầm soát ung thư đại tràng giúp phát hiện sớm bệnh từ khi chưa có triệu chứng.
Cụ thể, để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, cần lưu ý:
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động, chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại rau và trái cây, ngũ cốc, tránh thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, thịt chế biến sẵn.
  • Tập thể dục hàng ngày giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật trong đó có ung thư đại tràng.
  • Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào khác thường như thấy máu trong phân, hoặc sự thay đổi về hình dạng, màu sắc bất thường của phân, thay đổi thói quen đại tiện, vv… hãy đi khám sớm vì đó có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng.
  • Tầm soát ung thư đại trực tràng: tầm soát bệnh định kỳ bằng phương pháp nội soi có thể phát hiện tăng trưởng gọi là polyp và loại bỏ hoàn toàn trước khi chúng có cơ hội trở thành ung thư. Các xét nghiệm khác như xét nghiệm tìm máu trong phân, chất chỉ điểm ung thư, vv… cũng có thể giúp phát hiện bệnh sớm và tăng cơ hội điều trị thành công.
Đối tượng được khuyến khích tầm soát ung thư đại trực tràng bao gồm: những người từ 40 tuổi trở lên; dưới 40 tuổi nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư đại tràng, có hội chứng đa polyp tuyến, bệnh Crohn; những người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư đại tràng…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét