khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Những câu hỏi thường gặp trong ung thư gan

Ung thư gan, căn bệnh tử thần mà ai cũng biết nó nguy hiểm tới tính mạng. Hầu hết người bệnh ung thư ở việt nam đều bị tử vong nguyên nhân là do ung thư phát triển quá thầm lặng. Người việt nam chưa có khái niệm chủ động tầm soát ung thư sớm. Chính vì vậy khi có dấu hiệu phát bệnh  đến bệnh viện khám hầu hết được kết luận giai đoạn 3, cơ hội điều trị khỏi gần như không còn nữa. 
Vì thế nên các khiến nhiều người có suy nghĩ tiêu cực: ung thư là chết không có cách nào chữa được. Suy nghĩ này chỉ đúng một nửa và phải bổ xung thêm ung thư chỉ có thể chữa khỏi được khi phát hiện ở giai đoạn sớm.
Nguyên nhân chính xác gây ung thư gan chưa được xác định cụ thể, dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư gan:
  • Nhiễm virus viêm gan B (HBV) hoặc bệnh viêm gan siêu vi C (HCV)
  • Xơ gan
  • Gan nhiễm mỡ
  • Tiểu đường
  • Tiếp xúc với aflatoxins
  • Uống nhiều rượu
  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới

Nhiễm vi rút viêm gan B, C làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
Ung thư gan có thể chữa được không?
Ung thư gan có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.
Tỷ lệ sống sau 5 năm theo từng giai đoạn của ung thư gan cụ thể như sau:
  • Giai đoạn khu trú (ung thư vẫn còn giới hạn trong gan, bao gồm các giai đoạn I, II, và đầu giai đoạn III): 30,5%.
  • Giai đoạn khu vực (bao gồm giai đoạn IIIC, IVA): 10,7%.
  • Di căn xa (lây lan đến cơ quan xa – giai đoạn IVB): khoảng 3,1%.
Các phương pháp điều trị ung thư gan có thể là: phẫu thuật, sử dụng tia lazer hoặc đốt nhiệt sóng cao tần, hóa trị , xạ trị…
Có thể phòng tránh ung thư gan không?

Tầm soát ung thư gan là cách tốt nhất phát hiện sớm bệnh.
Giảm nguy cơ ung thư gan, bằng cách:
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B. Để phòng ngừa viêm gan C, cách tốt nhất là tránh sinh hoạt tình dục không an toàn với nhiều người hoặc với một người chưa rõ về tình trạng sức khỏe, không dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
  • Ăn uống khoa học
  • Không hút thuốc, uống nhiều rượu, bia.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Những người thừa cân hoặc béo phì, tiểu đường, hoặc uống quá nhiều rượu cần khám sức khỏe thường xuyên để tầm soát ung thư gan. Những người trên 40 tuổi hoặc gia đình có tiền sử ung thư gan; những người bị viêm gan mạn tính cũng nên tầm soát ung thư gan định kỳ nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét