khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Ung thư dạ dày có lây truyền không

Nói đến ung thư ai cũng nghĩ đến đây là căn bệnh tử thần. Căn bệnh mà đa phần số người mắc tại Việt nam hầu hết không giữ được mạng sống của mình vì phát hiện ra đã ở giai đoạn tiến triển. Chính vì thế ung thư là ác mộng là số trời chấm theo quan niệm của người dân Việt Nam.
Vậy ung thư dạ dày là gì có lây truyền hay không? Đó là câu hỏi mà không ít người có người nhà bị ung thư hoang mang tìm câu trả lời.

Ung thư bao tử (thường gọi là ung thư dạ dày) là bệnh lý ác tính của tổn thương dạ dày. Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này chưa được chứng minh một cách chính xác, nhưng các nghiên cứu thấy rằng một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bao gồm: tuổi tác cao, nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), những người đã trải qua phẫu thuật dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, hoặc teo dạ dày cũng tăng nguy cơ phát triển bệnh.
Ung thư bao tử có lây truyền hay không?

Ung thư bao tử không lây truyền từ người này sang người khác qua bất kỳ con đường nào. Do vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn có trên 2 người mắc cùng loại ung thư dạ dày, và đặc biệt dưới 50 tuổi thì nên tầm soát ung thư dạ dày bởi 1 tỷ lệ nhỏ (khoảng 5-10%) bệnh ung thư là do di truyền.
Phương pháp điều trị cho ung thư bao tử


Ung thư bao tử là bệnh khó chữa trị, trừ khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu (trước khi ung thư lây lan). Tuy nhiên, đa số các trường hợp phát hiện muộn. Mặc dù vậy, những trường hợp phát hiện muộn vẫn có thể điều trị và chăm sóc giảm nhẹ, giúp kiểm soát bệnh và giảm triệu chứng. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật (cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày), những trường hợp không thể phẫu thuật thì phương pháp điều trị chính là hóa trị và xạ trị, hay kết hợp.
Chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư bao tử
Cần bao gồm đầy đủ các nhóm: chất đạm (thịt gia cầm, thịt nạc, cá, tôm..), chất béo không bão hòa (từ từ hạt cải dầu, dầu oliu, hạt ô liu, quả bơ), tinh bột (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…) và rau quả. Tốt nhất nên chuẩn bị cho người bệnh thức ăn mềm, hoặc nấu nhừ để người bệnh dễ hấp thu. Người bệnh nên ăn khoảng 6-7 bữa 1 ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh: thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, các loại quả chua (chanh, cam bưởi chua, dấm..), các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…), các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…), các loại thức ăn tăng tiết acid (các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc…).
Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp điều trị, bạn vui lòng mang đầy đủ hồ sơ bệnh án của người nhà tới Khoa Ung bướu – BV Thu Cúc để được đội ngũ bác sĩ giỏi từ Singapore tư vấn trực tiếp dựa trên tình trạng bệnh. Liên hệ 0907.245.888 để đặt lịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét