khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Virut gây ung thư vòm họng nhất định bạn nên biết

Ung thư vòm họng thực ra là bệnh không quá phổ biến ở Việt nam đưng sau: ung thư phổi, đại trực tràng, dạ dày, vú.  Tuy nhiên bệnh ung thư vòm họng cũng khó phát hiện và tiên lượng kém.

Nếu không chủ động đi khám tầm soát ung thư vòm họng thì không dễ để phát hiện ra ung thư vòm họng giai đoạn sớm. Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng được các nhà khoa học kết luận là do vi khuẩn EBV.

Cùng tìm hiểu thêm về loại vi khuẩn nguy hiểm này.

Phơi nhiễm EBV
Các EBV có trong nước bọt, vì vậy nó chủ yếu lây lan qua tiếp xúc bằng miệng. Nó có thể được truyền từ người này sang người khác qua hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc khi ho, hắt hơi.
Những người bị suy giảm miễn dịch (sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng, hoặc bị AIDS) có khả năng miễn dịch thấp hơn so với nhiễm trùng dai dẳng khác, bao gồm cả EBV.

Nhiễm EBV làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng và một số loại ung thư khác.
Trong một số trường hợp, nhiễm lâu dài với EBV có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư, bao gồm:
–         Một số loại ung thư hạch không Hodgkin
–         Ung thư hạch Hodgkin
–         Ung thư vòm họng
–         Ung thư dạ dày
Đối với ung thư vòm họng, virus EBV có thể gây ra những thay đổi di truyền trong tế bào và làm cho người bị nhiễm có nhiều nguy cơ phát triển ung thư trong tương lai (hầu hết những người mắc bệnh ung thư vòm họng đều bị nhiễm EBV). Tuy nhiên, rất ít người bị nhiễm EBV phát triển bệnh ung thư vòm họng, vì vậy các yếu tố nguy cơ khác (đồng yếu tố) có thể đóng một vai trò trong sự phát triển ung thư vòm họng, chẳng hạn như chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại thịt, cá ướp muối; yếu tố di truyền, uống nhiều rượu, vv…
 Làm thế nào để kiểm tra EBV?
Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện có kháng thể với virus Epstein-Barr.
Giảm nguy cơ nhiễm EBV, và ung thư vòm họng

Chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp phòng ngừa ung thư vòm họng.
Hiện nay, không có loại vắc-xin phòng ngừa nhiễm EBV. Để giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm EBV, bạn không chia sẻ đồ uống, thực phẩm, đồ dùng ăn uống và vệ sinh như bàn chải đánh răng. Đồng thời để ngăn ngừa ung thư vòm họng, chúng ta nên có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế những thực phẩm qua chế biến chứa nhiều muối, hạn chế uống rượu, tăng cường trái cây và rau xanh, v


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét