khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

khoa ung bướu bệnh viện thu cúc

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Sàng lọc ung thư đại tràng vũ khí lớn nhất trống lại bệnh

Ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư đường tiêu hoá . Rất nhiều người mắc phải, ở nước ta tỉ lệ đàn ông mắc cao hơn phụ nữ. Cho dù, ung thư đại tràng có tiên lượng được đánh giá tốt hơn các loại ung thư khác. Nhưng với giai đoạn muộn thì cơ hội khỏi bệnh cũng rất nhỏ và khó khăn. Tầm soát ung thư là cách tốt nhất

ung thư nói chung đều không có dầu hiệu ở giai đoạn sớm, mà chỉ đến khi ung thư tiến triển mới có dấu hiệu nhận biết. Cơ hội khỏi bệnh chỉ dành cho giai đoạn sớm. Vì thế nên có thể nói chủ động tầm soát ung thư sớm là cách tốt nhất  duy nhất để chống lại bệnh nếu không may đang mang mầm bệnh.

Điều đáng mừng là tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng đã giảm trong nhiều thập kỷ qua, điều này là do polyp đại tràng – một điều kiện được cho là tiền ung thư đại trực tràng dễ dàng được phát hiện bằng cách sàng lọc và loại bỏ trước khi nó có thể phát triển thành ung thư.
Theo các nhà nghiên cứu, một polyp đại tràng có thể mất khoảng 10 đến 15 năm để phát triển thành ung thư đại trực tràng. Sàng lọc thường xuyên có thể ngăn chặn hoàn toàn bằng cách tìm và loại bỏ các khối u trước khi chúng có cơ hội để trở thành ung thư. Sàng lọc cũng có thể giúp tìm ra bệnh ung thư đại trực tràng sớm, khi khối u còn nhỏ, chưa lây lan, và dễ dàng điều trị.

Khi ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn đầu trước khi nó đã lan rộng, tỷ lệ sống sau 5 năm tới khoảng 90%. Nhưng chỉ có khoảng 40% trường hợp ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn này. Khi ung thư đã lan ra ngoài đại tràng hoặc trực tràng, tỷ lệ sống thấp hơn rất nhiều.
Mặc dù lợi ích của ung thư đại trực tràng đã được chứng minh rất rõ ràng, nhưng theo thống kê ít hơn 1 nửa những người có nguy cơ mắc bệnh không đi tầm soát. Điều này có thể do họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của tầm soát ung thư đại trực tràng.
Những người  dưới đây có nguy cơ mắc ung thư đại tràng:
với những người trẻ tuổi. Thống kê cho thấy 9/10 bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng có độ tuổi trên 40.
Đã từng bị ung thư đại trực tràng: bệnh nhân ung thư đại trực tràng mặc dù đã cắt bỏ hết đoạn ruột bị ung thư nhưng vẫn có khả năng cao bị ung thư ở vị trí khác trên đại tràng (tái phát ung thư).
Có tiền sử bị polyp đại trực tràng:  Polyp đại trực tràng là tổn thương nhỏ có dạng khối u, đa phần là lành tính. Có vài loại polyp làm tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng, nhất là polyp có kích thước lớn hoặc có nhiều polyp.

Hầu hết trường hợp ung thư đại trực tràng bắt đầu từ polyp nhỏ.
Một số hội chứng đa polyp tuyến có tính di truyền trong gia đình: Ung thư thường khởi phát từ một hoặc nhiều polyp loại này. Các thành viên trong gia đình cần được tầm soát ung thư ngay từ nhỏ và có khi cần phải được tư vấn về di truyền.
Có tiền sử mắc bệnh đường ruột: bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn  (một loại viêm đường ruột) cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Khi mắc các bệnh này, đại tràng thường bị viêm kéo dài và niêm mạc có thể bị loét từ đó dẫn đến ung thư. Những bệnh nhân mắc một trong hai bệnh này được khuyến khích làm xét nghiệm theo dõi thường xuyên.
Tiền sử gia đình: nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng sẽ tăng cao nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nhất là thân nhân có quan hệ huyết thống gần thì nguy cơ mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là khi ung thư xuất hiện trước tuổi 60.
Khẩu phần ăn: thức ăn chứa nhiều mỡ, nhất là mỡ động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Thiếu vận động: Những người ít vận động, hay ngồi một chỗ cũng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn những người khác.
 Béo phì: béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng mà cũng là yếu tố nguy cơ chung của đa số các loại bệnh ung thư. Bởi vậy chúng ta nên giữ cho trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
Hút thuốc lá: thuốc lá được biết đến là tác nhân số một gây ung thư phổi. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy người hút thuốc lá còn có tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng cao hơn người không hút thuốc từ 30 – 40%. Ngoài ra hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác.
Uống nhiều rượu: rượu và một số loại chất kích thích cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư đại – trực tràng, đặc biệt là khi sử dụng chung với thuốc lá.
hãy đề cao  đúng mức việc đi khám tầm soát bệnh ung thư định kỳ. Đừng để quá muộn và thụ động với ung thư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét